Đức Thánh Cha chủ sự Lễ Lá tại Quảng trường Thánh Phêrô4/2/2012 11:56:52 AMVATICAN. Lúc 9 giờ rưỡi sáng chúa nhật 1-4-2012, ĐTC Biển Đức 16 đã chủ sự nghi thức làm phép lá, rước lá và thánh lễ tưởng niệm cuộc thương khó của Chúa Giêsu, trước sự tham dự của hơn 60 ngàn tín hữu tụ tập tại Quảng trường Thánh Phêrô dưới bầu trời thoạt đầu bị mây phủ nhưng rồi trở thành nắng đẹp.
Nghi thức làm phép lá diễn ra tại chân cây Tháp Bút ở giữa quảng trường. Theo một truyền thống từ nhiều năm nay, Hợp Tác xã Dự Án 2000 cùng với Phòng thương mại thành Bari cùng với miền Puglia ở miền nam Italia đã đảm trách phần trang trí hoa tại Quảng trường. Theo văn hóa vùng Địa trung hải, đặc biệt là đối với nông dân miền Puglia, Ôliu là cây được yêu mến và tôn trọng, và cũng là một biểu tượng hòa bình được mọi người công nhận. Các cơ quan nói trên đã cung cấp 200 ngàn ngành Ôliu cho các tín hữu và các Hồng y tham dự lễ lá. Ngoài ra họ cũng bố trí 13 cây ôliu cổ thụ hàng trăm năm cạnh cây tháp bút.
Sau khi ĐTC làm phép lá, đoàn rước đã tiến lên bàn thờ đặt tại thềm Đền thờ Thánh Phêrô: đi đầu là thánh giá nến cao và 300 đại biểu của giới trẻ các nước, vì hôm qua cũng là Ngày Quốc Tế giới trẻ, tiếp đến là 150 linh mục và phó tế cũng là những vị đảm trách phần phân phát Mình Thánh Chúa trong phần hiệp lễ; rồi đến hơn 30 GM và gần 40 Hồng Y. Tất cả đều cầm các ngành lá ôliu hoặc lá dừa, tạo nên quang cảnh gây ấn tượng mạnh. Đi hai bên ĐTC là hai vị Hồng Y phó tế: ĐHY Cocopalmerio, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về các văn bản luật và ĐHY Antonio Vegliò, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh mục vụ di dân và người lưu động. ĐTC cầm ngành lá dừa màu vàng được kết một cách nghệ thuật. Trong khi đó, ca đoàn Sistina hát bài ”Các trẻ em Do thái cầm những ngành Ôliu đi đón rước Chúa”
Bài giảng của Đức Thánh Cha
Trong bài giảng sau bài thương khó được 3 phó tế tuyên đọc với sự phụ họa của ca đoàn, ĐTC đã diễn giải ý nghĩa việc dân chúng đón tiếp Chúa Giêsu vào thành Jerusalem và mời gọi các tín hữu cũng hãy có tâm tình hân hoan đón tiếp Chúa như thế hằng ngày trong cuộc sống của mình. ĐTC nói:
”Chúa nhật lễ lá là chiếc cổng lớn dẫn chúng ta vào Tuần Thánh, tuần lễ trong đó Chúa Giêsu đến gần tột đỉnh cuộc sống trần thế của Ngài. Chúa lên Jerusalem để hoàn tất Kinh Thánh và để bị treo trên cây khổ giá, là ngai tòa từ đó Ngài sẽ hiển trị mãi mãi, lôi kéo nhân loại trong mọi thời đại đến cùng Ngài và trao tặng mọi người hồng ân cứu chuộc. Qua các Tin Mừng, chúng ta biết rằng Chúa Giêsu đi lên Jerusalem cùng với 12 Tông Đồ, và dần dần có thêm đoàn ngũ những người lữ hành ngày càng đông đảo. Thánh Marcô kể lại rằng ngay từ lúc Chúa Giêsu khởi hành từ thành Giêricô đã có một đám đông theo Ngài (Xc 10,46).
Trong đoạn đường cuối cùng của cuộc hành trình, người ta thấy xảy ra một biến cố đặc biệt, gia tăng sự mong đợi những gì sắp xảy ra và tập trung sự chú ý của mọi người vào Chúa Giêsu. Dọc đường, vừa khi ra khỏi thành Giêricô, có một người mù ngồi ăn xin, tên là Bartimeo. Vừa khi nghe nói Đức Giêsu Nazareth đang tới, anh ta bắt đầu kêu: ”Lạy Đức Giêsu, Con Vua Davit, xin thương xót con!” (Mc 10,47). Người ta tìm cách làm cho anh ta im tiếng, nhưng vô ích; cho đến khi Chúa Giêsu bảo gọi anh ta đến và mời anh đến gần Ngài. Ngài nói: ”Anh muốn tôi làm gì cho anh?”. Anh đáp: ”Lạy Thày, xin cho con được thấy!” (c.51). Chúa Giêsu đáp: ”Anh hãy đi, đức tin của anh đã cứu anh”. Bartimeo được khỏi mù và bắt đầu đi theo Chúa Giêsu (Xc c. 52). Và thế là, sau phép lạ ấy, kèm theo lời kêu cầu ”Lạy Con Vua Đavít”, một làn gió hy vọng Đấng Cứu Thế thổi qua đám đông khiến cho nhiều người đặt câu hỏi: Ông Giêsu kia, đang tiến bước đằng trước hướng về Jerusalem, có phải là Đấng Messia, là Vua Đavít mới hay không? Người sắp đến gần thành thánh, phải chăng đã đến lúc Thiên Chúa tái lập vương quyền của Đavít?
Cả việc chuẩn bị vào thành Jerusalem mà Chúa Giêsu cùng với các môn đệ của Ngài thực hiện, cũng gia tăng niềm hy vọng ấy. Như chúng ta đã nghe trong Tin Mừng hôm nay (Xc Mc 11,1-10), Chúa Giêsu từ Betfage và từ Núi Cây Dầu đến Jerusalem, nghĩa là theo con đường mà Đấng Messia sẽ phải đi qua. Từ nơi đó Chúa sai hai môn đệ đi trước, dặn họ mang về cho Ngài con lừa con, mà họ gặp trên đường. Và quả thực họ đã tìm thấy con lừa con, họ cởi nó và dẫn về cho Ngài. Bấy giờ, tâm hồn các môn đệ và cả các những người hành hương khác rất phấn khởi: họ lấy áo choàng đặt trên con lừa con; những người khác trải áo trên đường trước Chúa Giêsu để Ngài đi qua. Rồi họ cắt những nhánh cây và bắt đầu hô lên những lời của thánh vịnh 118, những lời chúc tụng xưa kia của các tín hữu hành hương, trong bối cảnh đó, trở thành một lời tuyên xưng Đấng Cứu Thế: ”Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến! Chúc tụng Nước của Ngài đang đến, của Đavít tổ tiên chúng tôi! Tung hô trên các tầng trời!” (c.9-10). Lời tung hô hân hoan này được tất cả 4 Phúc Âm truyền lại, là một tiếng kêu chúc tụng, một thánh ca hân hoan: nó diễn tả xác tín đồng thanh rằng nơi Đức Giêsu, Thiên Chúa đã viếng thăm Dân Ngài và Đức Messia nay đã đến. Và tất cả những người ở đó, càng gia tăng mong đợi những gì Chúa Kitô sẽ thực hiện sau khi vào thành của Ngài.
ĐTC đặt câu hỏi: ”Nhưng đâu là nội dung, là âm vang sâu xa nhất của tiếng kêu vui mừng ấy? Câu trả lời được toàn Kinh Thánh gửi đến chúng ta, Kinh Thánh nhắc chúng ta rằng Đức Messia hoàn tất lời hứa phúc lành của Thiên Chúa, lời hứa nguyên thủy mà Thiên Chúa đã nói với Abraham, tổ phụ của mọi tín hữu: ”Ta sẽ làm cho ngươi thành một dân đông đúc và sẽ chúc phúc cho ngươi .. và nơi ngươi, tất cả các gia đình trên trái đất cũng được chúc phúc” (St 12,2-3). Đó là lời hứa mà Israel vẫn luôn giữ cho sinh động trong kinh nguyện, đặc biệt là trong kinh nguyện thánh vịnh. Vì thế, Đấng được đám đông dân chúng tung hô như vị được chúc phúc, đồng thời cũng là vị mà nơi Ngài toàn thể gia đình nhân loại được chúc phúc. Như thế, trong ánh sáng của Chúa Kitô, nhân loại nhìn nhận mình được liên kết sâu đậm với nhau và như thể được tấm áo choàng phúc lành của Chúa bao phủ, một phúc lành thấm nhiễm, nâng đỡ, cứu chuộc và thánh hóa mọi sự.
”Chúng ta có thể khám phá nơi đây sứ điệp cao trọng đầu tiên, được đại lễ này chuyển đến chúng ta: đó là lời mời gọi có một cái nhìn đúng đắn về toàn thể nhân loại, về các dân tộc họp thành thế giới, về những nền văn hóa và văn minh khác nhau. Cái nhìn mà tín hữu nhận được từ Chúa Kitô là cái nhìn mang phúc lành: một cái nhìn khôn ngoan và yêu thương, có khả năng đón nhận vẻ đẹp của thế giới và cảm thông sự mong manh của thế giới. Trong cái nhìn ấy có bộc lộ cái nhìn của chính Thiên Chúa đối với con người mà Thiên Chúa yêu thương và về công trình sáng tạo do tay Chúa thực hiện. (...)
Tiếp tục bài giảng trong lễ lá, Chúa nhật hôm qua, ĐTC nói:
”Chúng ta hãy trở lại trang Phúc Âm hôm nay và tự hỏi: ”Đâu là điều thực sự ở trong tâm hồn những người tung hô Đức Kitô như Vua của Israel? Chắc chắn là họ có quan niệm về Đức Messia, có một ý tưởng về cách thức hành động của vị Vua được các ngôn sứ loan báo và mong đợi.
”Không phải tình cờ mà vài ngày sau đó, đám đông ở Jerusalem thay vì tung hô Chúa Giêsu, họ gào lên Philatô: ”Đóng đinh nó vào thập giá!” và chính các môn đệ, cũng như những người khác đã từng thấy và nghe Ngài, im lặng và hoang mang. Thực vậy, phần lớn cảm thấy thất vọng vì cách thức Chúa Giêsu tự biểu lộ Đức Messia và Vua Israel. Đó chính là cái mấu chốt của ngày lễ hôm nay, cũng như đối với chúng ta. Đức Giêsu thành Nazareth là ai đối với chúng ta? Chúng ta có ý tưởng gì về Đức Messia, chúng ta nghĩ gì về Thiên Chúa? Đây là một vấn đề chủ yếu mà chúng ta không thể tránh né, nhất là vì chính trong tuần này chúng ta được mời gọi theo Chúa, Vua của chúng ta, Đấng đã chọn ngai tòa là thập giá; chúng ta được kêu gọi theo Đức Messia không đảm bảo một hạnh phúc trần thế dễ dàng, nhưng là hạnh phúc trên trời, hạnh phúc của Thiên Chúa. Vậy chúng ta phải tự hỏi: đâu là những mong đợi đích thực của chúng ta? đâu là những ước muốn sâu xa nhất, mà chúng ta đến đây để cử hành Chúa nhật lễ lá và bắt đầu Tuần Thánh.
Đến đây ĐTC nói với các bạn trẻ:
”Các bạn trẻ thân mến đang tụ họp nơi đây. Đây là Ngày đặc biệt của các bạn, ở mọi nơi trên thế giới có Giáo hội hiện diện. Vì thế tôi rất thân ái chào thăm các bạn! Ước gì Chúa nhật lễ lá là một ngày quyết định đối với các bạn, quyết định đón nhận Chúa và tận tình theo Chúa, quyết định biến cuộc Vượt qua, cái chết và sự sống lại của Chúa thành ý nghĩa cuộc sống của các bạn. Đó là một quyết định mang lại niềm vui đích thực, như tôi đã muốn nhắc nhở trong sứ điệp gửi giới trẻ nhân ngày này: ”Anh chị em hãy luôn vui tươi trong Chúa” (Pl 4,4), như đã xảy ra với thánh nữ Clara thành Assisi, cách đây 800 năm, đã được gương thánh Phanxicô và các bạn đầu tiên của Người thu hút, chính vào Chúa Nhật lễ lá. Clara đã rời bỏ nhà cha mẹ để hoàn toàn dâng mình cho Chúa lúc mới được 18 tuổi và đã can đảm tin yêu, quyết định theo Chúa, tìm thấy nơi Chúa niềm vui và an bình.
Và ĐTC kết luận rằng:
”Anh chị em thân mến, có hai tâm tình đặc biệt trong ngày này, đó là chúc tụng, như những người đã đón tiếp Chúa Giêsu tại Jerusalem với những lời tung hô của họ, và tạ ơn, vì trong tuần thánh này, Chúa Giêsu lập lại món quà lớn nhất ta có thể tưởng tượng: Ngài ban sự sống, mình và máu Ngài cho chúng ta, tình yêu của Ngài. Nhưng chúng ta phải đáp lại hồng ân cao cả ấy một cách thích hợp, nghĩa là hiến dâng chính bản thân chúng ta, thời gian, kinh nguyện, lòng hiệp thông yêu thương sâu đậm với Chúa Kitô Đấng chịu đau khổ, chết và sống lại cho chúng ta.
Các Giáo Phụ xưa kia đã thấy một biểu tượng của tất cả những điều trên đây qua cử chỉ dân chúng theo Chúa vào thành Jerusalem, cử chỉ trải áo choàng trước Chúa. Các Giáo Phụ nói: Trước Chúa Kitô, chúng ta phải trải cuộc sống chúng ta, con người chúng ta, trong thái độ biết ơn và thờ lạy. Tóm lại, chúng ta hãy nghe lại tiếng nói của một trong các giáo phụ xưa, là thánh Anrê GM đở ảo Creta: ”Vậy chúng ta hãy khiêm tôn trải chính chúng ta trước Chúa Kitô, thay vì những chiếc áo chùng hoặc những cành cây bất động, và những lá cây xanh, chỉ làm vui mắt trong vài giờ và mất đi, vẻ xanh tươi cùng với nhựa sống của nó. Chúng ta hãy trải chính mình, được mặc ân phúc, hay đúng hơn là được mặc bằng chính Chúa... Hãy phủ phục dưới chân Chúa như chiếc áo chùng được trải thẳng ra để có thể mang lại cho Đấng chiến thắng sự chết không phải chỉ những cành cây dừa, nhưng là những thành tích chiến thắng. Cả chúng ta hằng ngày cũng hãy vẫy những cành cây tinh thần của linh hồn, cùng với các trẻ em, tung hô rằng: ”Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến là Vua của Israel” (PG 97, 994). Amen
Cuối thánh lễ, trước khi đọc kinh Truyền tin, ĐTC đã chào thăm các tín hữu, nhất là phái đoàn giới trẻ từ Madrid, do ĐHY Antonio Rouco Varela hướng dẫn, và phái đoàn giới trẻ ở Rio de Janeiro, Brazil, nơi sẽ diễn ra Ngày Quốc Tế giới trẻ năm tới, do Đức TGM Tempesta và Ông Thị trưởng Rio hướng dẫn. Ngài không quên chào thăm các tín hữu bằng các thứ tiếng Pháp, Anh, Đức, Ba Lan, Ý, trước khi ban phép lành cho các tín hữu
Sau khi ban phép lành cho các tín hữu, ĐTC còn dùng xe mui trần tiến qua các lối đi ở quảng trường để chào mọi người. Bấy giờ là 12 giờ 15 phút trưa.
G. Trần Đức Anh OPnguồn: RadioVaticana
Sau khi ĐTC làm phép lá, đoàn rước đã tiến lên bàn thờ đặt tại thềm Đền thờ Thánh Phêrô: đi đầu là thánh giá nến cao và 300 đại biểu của giới trẻ các nước, vì hôm qua cũng là Ngày Quốc Tế giới trẻ, tiếp đến là 150 linh mục và phó tế cũng là những vị đảm trách phần phân phát Mình Thánh Chúa trong phần hiệp lễ; rồi đến hơn 30 GM và gần 40 Hồng Y. Tất cả đều cầm các ngành lá ôliu hoặc lá dừa, tạo nên quang cảnh gây ấn tượng mạnh. Đi hai bên ĐTC là hai vị Hồng Y phó tế: ĐHY Cocopalmerio, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về các văn bản luật và ĐHY Antonio Vegliò, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh mục vụ di dân và người lưu động. ĐTC cầm ngành lá dừa màu vàng được kết một cách nghệ thuật. Trong khi đó, ca đoàn Sistina hát bài ”Các trẻ em Do thái cầm những ngành Ôliu đi đón rước Chúa”
Bài giảng của Đức Thánh Cha
Trong bài giảng sau bài thương khó được 3 phó tế tuyên đọc với sự phụ họa của ca đoàn, ĐTC đã diễn giải ý nghĩa việc dân chúng đón tiếp Chúa Giêsu vào thành Jerusalem và mời gọi các tín hữu cũng hãy có tâm tình hân hoan đón tiếp Chúa như thế hằng ngày trong cuộc sống của mình. ĐTC nói:
”Chúa nhật lễ lá là chiếc cổng lớn dẫn chúng ta vào Tuần Thánh, tuần lễ trong đó Chúa Giêsu đến gần tột đỉnh cuộc sống trần thế của Ngài. Chúa lên Jerusalem để hoàn tất Kinh Thánh và để bị treo trên cây khổ giá, là ngai tòa từ đó Ngài sẽ hiển trị mãi mãi, lôi kéo nhân loại trong mọi thời đại đến cùng Ngài và trao tặng mọi người hồng ân cứu chuộc. Qua các Tin Mừng, chúng ta biết rằng Chúa Giêsu đi lên Jerusalem cùng với 12 Tông Đồ, và dần dần có thêm đoàn ngũ những người lữ hành ngày càng đông đảo. Thánh Marcô kể lại rằng ngay từ lúc Chúa Giêsu khởi hành từ thành Giêricô đã có một đám đông theo Ngài (Xc 10,46).
Trong đoạn đường cuối cùng của cuộc hành trình, người ta thấy xảy ra một biến cố đặc biệt, gia tăng sự mong đợi những gì sắp xảy ra và tập trung sự chú ý của mọi người vào Chúa Giêsu. Dọc đường, vừa khi ra khỏi thành Giêricô, có một người mù ngồi ăn xin, tên là Bartimeo. Vừa khi nghe nói Đức Giêsu Nazareth đang tới, anh ta bắt đầu kêu: ”Lạy Đức Giêsu, Con Vua Davit, xin thương xót con!” (Mc 10,47). Người ta tìm cách làm cho anh ta im tiếng, nhưng vô ích; cho đến khi Chúa Giêsu bảo gọi anh ta đến và mời anh đến gần Ngài. Ngài nói: ”Anh muốn tôi làm gì cho anh?”. Anh đáp: ”Lạy Thày, xin cho con được thấy!” (c.51). Chúa Giêsu đáp: ”Anh hãy đi, đức tin của anh đã cứu anh”. Bartimeo được khỏi mù và bắt đầu đi theo Chúa Giêsu (Xc c. 52). Và thế là, sau phép lạ ấy, kèm theo lời kêu cầu ”Lạy Con Vua Đavít”, một làn gió hy vọng Đấng Cứu Thế thổi qua đám đông khiến cho nhiều người đặt câu hỏi: Ông Giêsu kia, đang tiến bước đằng trước hướng về Jerusalem, có phải là Đấng Messia, là Vua Đavít mới hay không? Người sắp đến gần thành thánh, phải chăng đã đến lúc Thiên Chúa tái lập vương quyền của Đavít?
Cả việc chuẩn bị vào thành Jerusalem mà Chúa Giêsu cùng với các môn đệ của Ngài thực hiện, cũng gia tăng niềm hy vọng ấy. Như chúng ta đã nghe trong Tin Mừng hôm nay (Xc Mc 11,1-10), Chúa Giêsu từ Betfage và từ Núi Cây Dầu đến Jerusalem, nghĩa là theo con đường mà Đấng Messia sẽ phải đi qua. Từ nơi đó Chúa sai hai môn đệ đi trước, dặn họ mang về cho Ngài con lừa con, mà họ gặp trên đường. Và quả thực họ đã tìm thấy con lừa con, họ cởi nó và dẫn về cho Ngài. Bấy giờ, tâm hồn các môn đệ và cả các những người hành hương khác rất phấn khởi: họ lấy áo choàng đặt trên con lừa con; những người khác trải áo trên đường trước Chúa Giêsu để Ngài đi qua. Rồi họ cắt những nhánh cây và bắt đầu hô lên những lời của thánh vịnh 118, những lời chúc tụng xưa kia của các tín hữu hành hương, trong bối cảnh đó, trở thành một lời tuyên xưng Đấng Cứu Thế: ”Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến! Chúc tụng Nước của Ngài đang đến, của Đavít tổ tiên chúng tôi! Tung hô trên các tầng trời!” (c.9-10). Lời tung hô hân hoan này được tất cả 4 Phúc Âm truyền lại, là một tiếng kêu chúc tụng, một thánh ca hân hoan: nó diễn tả xác tín đồng thanh rằng nơi Đức Giêsu, Thiên Chúa đã viếng thăm Dân Ngài và Đức Messia nay đã đến. Và tất cả những người ở đó, càng gia tăng mong đợi những gì Chúa Kitô sẽ thực hiện sau khi vào thành của Ngài.
ĐTC đặt câu hỏi: ”Nhưng đâu là nội dung, là âm vang sâu xa nhất của tiếng kêu vui mừng ấy? Câu trả lời được toàn Kinh Thánh gửi đến chúng ta, Kinh Thánh nhắc chúng ta rằng Đức Messia hoàn tất lời hứa phúc lành của Thiên Chúa, lời hứa nguyên thủy mà Thiên Chúa đã nói với Abraham, tổ phụ của mọi tín hữu: ”Ta sẽ làm cho ngươi thành một dân đông đúc và sẽ chúc phúc cho ngươi .. và nơi ngươi, tất cả các gia đình trên trái đất cũng được chúc phúc” (St 12,2-3). Đó là lời hứa mà Israel vẫn luôn giữ cho sinh động trong kinh nguyện, đặc biệt là trong kinh nguyện thánh vịnh. Vì thế, Đấng được đám đông dân chúng tung hô như vị được chúc phúc, đồng thời cũng là vị mà nơi Ngài toàn thể gia đình nhân loại được chúc phúc. Như thế, trong ánh sáng của Chúa Kitô, nhân loại nhìn nhận mình được liên kết sâu đậm với nhau và như thể được tấm áo choàng phúc lành của Chúa bao phủ, một phúc lành thấm nhiễm, nâng đỡ, cứu chuộc và thánh hóa mọi sự.
”Chúng ta có thể khám phá nơi đây sứ điệp cao trọng đầu tiên, được đại lễ này chuyển đến chúng ta: đó là lời mời gọi có một cái nhìn đúng đắn về toàn thể nhân loại, về các dân tộc họp thành thế giới, về những nền văn hóa và văn minh khác nhau. Cái nhìn mà tín hữu nhận được từ Chúa Kitô là cái nhìn mang phúc lành: một cái nhìn khôn ngoan và yêu thương, có khả năng đón nhận vẻ đẹp của thế giới và cảm thông sự mong manh của thế giới. Trong cái nhìn ấy có bộc lộ cái nhìn của chính Thiên Chúa đối với con người mà Thiên Chúa yêu thương và về công trình sáng tạo do tay Chúa thực hiện. (...)
Tiếp tục bài giảng trong lễ lá, Chúa nhật hôm qua, ĐTC nói:
”Chúng ta hãy trở lại trang Phúc Âm hôm nay và tự hỏi: ”Đâu là điều thực sự ở trong tâm hồn những người tung hô Đức Kitô như Vua của Israel? Chắc chắn là họ có quan niệm về Đức Messia, có một ý tưởng về cách thức hành động của vị Vua được các ngôn sứ loan báo và mong đợi.
”Không phải tình cờ mà vài ngày sau đó, đám đông ở Jerusalem thay vì tung hô Chúa Giêsu, họ gào lên Philatô: ”Đóng đinh nó vào thập giá!” và chính các môn đệ, cũng như những người khác đã từng thấy và nghe Ngài, im lặng và hoang mang. Thực vậy, phần lớn cảm thấy thất vọng vì cách thức Chúa Giêsu tự biểu lộ Đức Messia và Vua Israel. Đó chính là cái mấu chốt của ngày lễ hôm nay, cũng như đối với chúng ta. Đức Giêsu thành Nazareth là ai đối với chúng ta? Chúng ta có ý tưởng gì về Đức Messia, chúng ta nghĩ gì về Thiên Chúa? Đây là một vấn đề chủ yếu mà chúng ta không thể tránh né, nhất là vì chính trong tuần này chúng ta được mời gọi theo Chúa, Vua của chúng ta, Đấng đã chọn ngai tòa là thập giá; chúng ta được kêu gọi theo Đức Messia không đảm bảo một hạnh phúc trần thế dễ dàng, nhưng là hạnh phúc trên trời, hạnh phúc của Thiên Chúa. Vậy chúng ta phải tự hỏi: đâu là những mong đợi đích thực của chúng ta? đâu là những ước muốn sâu xa nhất, mà chúng ta đến đây để cử hành Chúa nhật lễ lá và bắt đầu Tuần Thánh.
Đến đây ĐTC nói với các bạn trẻ:
”Các bạn trẻ thân mến đang tụ họp nơi đây. Đây là Ngày đặc biệt của các bạn, ở mọi nơi trên thế giới có Giáo hội hiện diện. Vì thế tôi rất thân ái chào thăm các bạn! Ước gì Chúa nhật lễ lá là một ngày quyết định đối với các bạn, quyết định đón nhận Chúa và tận tình theo Chúa, quyết định biến cuộc Vượt qua, cái chết và sự sống lại của Chúa thành ý nghĩa cuộc sống của các bạn. Đó là một quyết định mang lại niềm vui đích thực, như tôi đã muốn nhắc nhở trong sứ điệp gửi giới trẻ nhân ngày này: ”Anh chị em hãy luôn vui tươi trong Chúa” (Pl 4,4), như đã xảy ra với thánh nữ Clara thành Assisi, cách đây 800 năm, đã được gương thánh Phanxicô và các bạn đầu tiên của Người thu hút, chính vào Chúa Nhật lễ lá. Clara đã rời bỏ nhà cha mẹ để hoàn toàn dâng mình cho Chúa lúc mới được 18 tuổi và đã can đảm tin yêu, quyết định theo Chúa, tìm thấy nơi Chúa niềm vui và an bình.
Và ĐTC kết luận rằng:
”Anh chị em thân mến, có hai tâm tình đặc biệt trong ngày này, đó là chúc tụng, như những người đã đón tiếp Chúa Giêsu tại Jerusalem với những lời tung hô của họ, và tạ ơn, vì trong tuần thánh này, Chúa Giêsu lập lại món quà lớn nhất ta có thể tưởng tượng: Ngài ban sự sống, mình và máu Ngài cho chúng ta, tình yêu của Ngài. Nhưng chúng ta phải đáp lại hồng ân cao cả ấy một cách thích hợp, nghĩa là hiến dâng chính bản thân chúng ta, thời gian, kinh nguyện, lòng hiệp thông yêu thương sâu đậm với Chúa Kitô Đấng chịu đau khổ, chết và sống lại cho chúng ta.
Các Giáo Phụ xưa kia đã thấy một biểu tượng của tất cả những điều trên đây qua cử chỉ dân chúng theo Chúa vào thành Jerusalem, cử chỉ trải áo choàng trước Chúa. Các Giáo Phụ nói: Trước Chúa Kitô, chúng ta phải trải cuộc sống chúng ta, con người chúng ta, trong thái độ biết ơn và thờ lạy. Tóm lại, chúng ta hãy nghe lại tiếng nói của một trong các giáo phụ xưa, là thánh Anrê GM đở ảo Creta: ”Vậy chúng ta hãy khiêm tôn trải chính chúng ta trước Chúa Kitô, thay vì những chiếc áo chùng hoặc những cành cây bất động, và những lá cây xanh, chỉ làm vui mắt trong vài giờ và mất đi, vẻ xanh tươi cùng với nhựa sống của nó. Chúng ta hãy trải chính mình, được mặc ân phúc, hay đúng hơn là được mặc bằng chính Chúa... Hãy phủ phục dưới chân Chúa như chiếc áo chùng được trải thẳng ra để có thể mang lại cho Đấng chiến thắng sự chết không phải chỉ những cành cây dừa, nhưng là những thành tích chiến thắng. Cả chúng ta hằng ngày cũng hãy vẫy những cành cây tinh thần của linh hồn, cùng với các trẻ em, tung hô rằng: ”Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến là Vua của Israel” (PG 97, 994). Amen
Cuối thánh lễ, trước khi đọc kinh Truyền tin, ĐTC đã chào thăm các tín hữu, nhất là phái đoàn giới trẻ từ Madrid, do ĐHY Antonio Rouco Varela hướng dẫn, và phái đoàn giới trẻ ở Rio de Janeiro, Brazil, nơi sẽ diễn ra Ngày Quốc Tế giới trẻ năm tới, do Đức TGM Tempesta và Ông Thị trưởng Rio hướng dẫn. Ngài không quên chào thăm các tín hữu bằng các thứ tiếng Pháp, Anh, Đức, Ba Lan, Ý, trước khi ban phép lành cho các tín hữu
Sau khi ban phép lành cho các tín hữu, ĐTC còn dùng xe mui trần tiến qua các lối đi ở quảng trường để chào mọi người. Bấy giờ là 12 giờ 15 phút trưa.
G. Trần Đức Anh OPnguồn: RadioVaticana
Các tin mới cập nhật
Các tin đã đăng
Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân kỷ niệm 800 năm thánh Clara
Đức Thánh Cha trợ giúp 100 ngàn mỹ kim cho dân Syrie
Ngày thứ ba chuyến tông du Cuba của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI
Đức Thánh Cha về Roma bằng an
Bộ giáo lý đức tin xác nhận việc phạt vạ tuyệt thông 4 Giám mục tự xưng
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI gặp cựu Chủ tịch Fidel Castro
Ngày thứ hai Đức Thánh Cha viếng thăm Cuba
Ngày thứ hai chuyến tông du Cuba của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI
Đức Thánh Cha khởi sự viếng thăm Cuba
Ngày thứ nhất chuyến tông du Cuba của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI
Đức Thánh Cha chủ sự Kinh Chiều với các Giám Mục Mỹ la tinh
Đức Thánh Cha chủ sự Kinh Chiều với các Giám Mục Mỹ la tinh
Ngày thứ ba chuyến viếng thăm Mêhicô
Đón tiếp Đức Thánh Cha tại Mêhicô
Ngày thứ ba chuyến tông du Mexico của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI
The Holy Father presided at the Mass is at St. Phero4/2/2012 11:56:52 AMVATICAN Square. At half past nine 1-4-2012 Sunday morning, Pope Benedict has presided over 16 ceremonies do miracles, and holy communion ceremony leaves the passion of Jesus, with the participation of over 60 thousand faithful gathered in St. Peter's Square the sky was cloudy at first but then became the sunshine.PopeBenedictXVI-01Apr2012-2.jpg
Blessing ritual took place at the foot of the tree leaves Pens in the middle of the square tower. According to a tradition for many years, Cooperative Project 2000, with the Chamber of Commerce of Bari domain with Puglia in southern Italy was responsible for the floral decorations at the Square. According to the Mediterranean culture, especially for farmers in northern Puglia, Olive tree is loved and respected, and a peace symbol was recognized by everyone. The above agencies have provided 200 thousand olive branch to the faithful and the Cardinal attended the leaves. They also arranged 13 ancient olive trees hundreds of years the tower next to the pen.
After the Pope blessed the leaves, the procession moved forward at the threshold of the Temple altar of St. Peter: leading a cross candles high and 300 youth delegates from other countries, because today is World Youth Day, followed by 150 priests and deacons are also in charge of distributing the Holy Communion in communion; then more than 30 GM and 40 Hong Y. All are holding olive branches or leaves of coconut leaves, creating a dramatic scene. Take the two sides are two cardinals Pope deacons: Cardinal Cocopalmerio, president of the Pontifical Council legislation and Cardinal Antonio Veglio, President Pontifical Council pastoral migrants and itinerant. Pope poultry industry is the yellow coconut leaves artfully. Meanwhile, Sistina choir sang "The Jewish children holding olive branches to welcome the Lord"
The pope's homily
In the last lecture are three deacons passion statement that accompanied the reading with the choir, the Holy Father explain what the people welcomed Jesus into Jerusalem and invites the faithful to also make a joyful feelings like to welcome the Lord every day in his life. Pope said:
"Palm Sunday is a big gate that leads us into Holy Week, the week in which Jesus approaching the zenith of his earthly life. God to Jerusalem to complete Bible to be hung on trees and sufferings, is the throne from which He will reign forever, dragging humanity in all ages come to Him and give everyone the gift of salvation. Through the Gospel, we know that Jesus went to Jerusalem along with the 12 Apostles, and gradually more people travel company of the increasingly crowded. Mark tells us that from the moment of Jesus' departure from Jericho had a crowd to follow him (cf. 10.46).
In the last line of the journey, one that occurred a special event, increased expectations of what is going to happen and focus the attention of people to Jesus. Along the way, just getting out of Jericho, a blind beggar sitting, named Bartimeo. As soon as Jesus heard is to Nazareth, he began to cry: "Lord Jesus, Son of David, have mercy on me!" (Mk 10.47). It seeks to silence him, but in vain; until Jesus called him and invited him to come near him. He said: "You want me to do for him?". He replied: "Lord, let me see!" (C.51). Jesus answered: "You go, your faith has saved you." Bartimeo be from blind and began to follow Jesus (cf. c. 52). And so, after that miracles, together with the invocation "O Son of King David", hoping a breeze blowing through the Messiah crowd led many to question: Do the other Jesus, has carried on the front toward Jerusalem, is the Messiah, King David is new or not? People approaching the holy city, affordable time to re-establish God's kingship of David?
Both the preparation of Jesus into Jerusalem with his disciples made, also hope to increase it. As we have heard in today's Gospel (cf. Mk 11.1 to 10), and Jesus from Betfage from the Mount of Olives to Jerusalem, that is the way that the Messiah will have to go through. From there, he sent two disciples to go ahead, told him they brought the colt, they met on the road. And indeed they found the colt, and led them to take it back to him. Then, the hearts of the disciples and all the other pilgrims are excited: they took place on gown colt; others on the jacket cover before Jesus for Him to go through. Then they cut the branches and began shouting words of Psalm 118, the praise of the ancient pilgrims, in this context, becomes a confession Savior: "Blessed is he who the name of the Lord! Blessed Water of His coming, our ancestors of David! Cheer on the heavens! "(C.9-10). This joyful acclamation by all four Gospel tradition, is a cry of praise, a joyful hymn: it unanimously expressed the conviction that in Jesus, God has visited his people and the German Messiah has arrived. And all the people there, increasing expectations of what Christ will do after entering his own.
Pope asks: "But where is the content, is the deepest echoes of her cry happy? Full answers are sent to our Bible, the Bible reminds us that the German Messiah complete promise of God's blessing, the original promise which God had told Abraham, the father of all believers " I will make you into a crowded and people will bless you .. and where people, all families on earth is blessed "(Genesis 12.2 to 3). That is the promise that Israel will always keep alive in prayer, especially prayer hymn. So, who is cheering crowd as you are blessed, and that where he is also the whole human family be blessed. Thus, in the light of Christ, human beings see themselves linked together and as deep can be cloak covering the blessing of God, one imbued with the blessing, support, redeemed and sanctified everything.
"We can discover where the first message of dignity, the celebration moved to us: it is an invitation to have a correct view of all humanity, the peoples of the world conference , about the cultures and different civilizations. Look that believers receive from Christ is looking bring blessings: a glimpse of wisdom and love, which can accommodate the beauty of the world and understanding the fragility of the world. In view expressed was that the eyes of God to man that God loved and the creative work done by the hand of God. (...)
Continue lecture in celebration leaves Sunday yesterday, the Pope said:
"Let us return to the Gospel today and wondering," What is really at the heart of Christ who cheered as the King of Israel? Certainly they have the concept of German Messiah, have an idea of how the actions of the king proclaimed by the prophets and expectations.
"It is no accident that a few days later, the crowd cheered in Jerusalem instead of Jesus, they cried Pilate:" Nail it to the Cross "and the disciples, as well as others have seen and hear him, silence and confusion. Indeed, most frustrated because of the way Jesus expresses itself German Messiah and King of Israel. That is the crux of today's feast, as well as for us. Jesus of Nazareth is the one for us? We have no idea what the German Messiah, what we think about God? This is a major problem that we can not avoid, especially because of this week we are called by God, our King, who was selected as the throne of the cross we are called by German Messiah does not guarantee an easy earthly happiness, but is happy in heaven, God's happiness. So we must ask: what are the real expectations of us? what are the deepest desires, we are here to celebrate Palm Sunday and Holy Week begins.
Here the Pope said to the young:"Dear young friends are gathered here. This is your special day, everywhere in the world that the Church exists. So I cordially greet you! I wish Palm Sunday is a day for your decision, the decision to receive Christ and dedicated to the Lord, Pass the decision variables, death and resurrection of Jesus into the meaning of your life . It was a decision to bring true joy, as I want to remind the young people the message sent this day: "You always joyful in the Lord" (Phil 4.4), as happened to St. Clare of Assisi, 800 years ago, has been the mirror of your Francis and his first attraction, primarily on Palm Sunday. Clara left the parental home to give ourselves to God completely new at 18 and had the courage to believe in love and decide to follow Jesus, the Lord find joy and peace.
The Pope concluded that:"Dear brothers and sisters, there are two special feelings for this day, that's praise, as those who welcomed Jesus in Jerusalem with their acclamation, and give thanks because this holy week, Jesus repeats the greatest gift we can imagine: He gives life, and his blood for us, His love. But we must respond lofty gift appropriately, that is the main devoted ourselves, time, prayer, love our deep communion with Christ who suffered, died and rose for us.
The ancient Fathers have seen a symbol of all that this gesture on the people to follow Jesus into Jerusalem, gestures cover gown before God. The Church Fathers say: Before Christ, we experience our lives, we humans, in the attitude of thanksgiving and adoration. In conclusion, let us hear the voice of one of the ancient Fathers, as St. Andrew virtual items Cretaceous GM: "So let us humble ourselves before experiencing Christ, instead of a robe or branches real tree, and the green leaves, just fun for a few hours and go away, looks green with its sap. Let yourself experience, the default grace, or rather is worn by the Lord ... Let the Lord for the foot like a robe stretched straight out to bring a conqueror over death is not only the coconut trees, but is winning achievements. Both also make our daily spiritual waved the branches of the soul, along with other children, trumpeting that "Blessed is he who in the name of the Lord to the King of Israel" (PG 97, 994). Amen
The end of Mass, before praying the Angelus, the Pope greeted the faithful visitors, especially the youth delegation from Madrid, Cardinal Antonio Rouco Varela by the guide, and the youth delegation in Rio de Janeiro, Brazil, where will place World Youth Day next year, by Archbishop Rio Mayor Tempesta and He guides. He did not forget to greet the faithful in languages French, English, German, Polish, Italian, before blessing the faithful
After blessing the faithful, the Pope also used cabriolets progress through the aisles in the square to greet people. Time was 12 hours 15 minutes lunch.
PopeBenedictXVI-01Apr2012-3.jpg
PopeBenedictXVI-01Apr2012-01Apr2012-07.jpg-09.jpg PopeBenedictXVI
PopeBenedictXVI-01Apr2012-01Apr2012-08.jpg-05.jpg PopeBenedictXVI
PopeBenedictXVI-01Apr2012-01.jpg
PopeBenedictXVI-01Apr2012-01Apr2012-02.jpgPopeBenedictXVI-03.jpg
PopeBenedictXVI-01Apr2012-06.jpg
PopeBenedictXVI-01Apr2012-4.jpg
PopeBenedictXVI-01Apr2012-5.jpg
PopeBenedictXVI-01Apr2012-6.jpg
PopeBenedictXVI-01Apr2012-7.jpg
PopeBenedictXVI-01Apr2012-8.jpg
G. Tran Duc Anh OPnguon: RadioVaticana
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét