GIA ĐÌNH THÁNH TÂM
Thứ Bảy, 15 tháng 9, 2012
Suy niệm Chúa Nhật thứ 24 Thường Niên Năm B
“Ta cho ra, một giòng thơ rất mát ”
“Tới tinh khôi, và thanh sạch bằng gương”
(dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)
Mc 8: 27-35
Giòng thơ tinh khôi/thanh sạch như gương lành người cho ra rất mát. Giòng thơ mát, là lời lẽ thân thương Chúa nhắn bảo ở trình thuật.
Trình thuật, nay thánh Máccô ghi lại tình tự Chúa nhắn bảo mọi người, ở mọi thời. Tình tự Ngài nhắn được giới khảo cổ tìm ra ở vùng Bắc Galilê và Êtruria năm 1998, nơi mà người thời nay gọi là Omrit. Các nhà khảo cổ đã tìm ra được đền thờ cao 24 mét có từ thời đế quốc La Mã hoành tráng, rất sống động. Cầu thang dẫn vào đền thờ, ở phía Đông, nơi mọi người tụ tập nguyện cầu Đấng cao sang, thần thánh.
Đền thờ này, do Hêrôđê xây để dân con mọi người phụng thờ thần Hoàng Augustus sống động. Nơi đây, người Hy Lạp gọi là đền Paneas được dựng xây để tưởng nhớ thần Pan của họ. Cũng tại chốn này, người Do thái đời sau gọi là đền đài phụng thờ Xêda Philíphê hầu nhớ đến vua cha của họ. Đền đài, do người Do thái kiểm soát rất chặt cốt làm vừa lòng Xêda. Hêrôđê là bạn thân của vua và coi vua này như thần linh sống động vẫn coi ngó mọi sự trên thế gian. Công cuộc dựng xây đền thờ, đã hoàn tất trước ngày Chúa giáng sinh, tức khởi đầu Công nguyên mới.
Đó là bối cảnh lịch sử, qua đó thánh Máccô thuật chuyện Chúa làm; đặc biệt hơn cả là ở chương 8 Tin Mừng do thánh nhân viết song song với chương 16 Tin Mừng của thánh Mátthêu. Chừng như, hôm ấy Chúa ra khỏi con đường Ngài vẫn đi để ghé viếng nơi này. Chừng như, hôm ấy là ngày nghỉ lễ để mọi người tưởng niệm thần hoàng của đế quốc. Cũng ở nơi này, thánh Phêrô lại đã tuyên xưng Đức Giêsu là Con Thiên Chúa hằng sống, một danh xưng do Augustus tạo ra để mừng đền thờ.
Sinh hoạt ở đền thờ, được kể lại như nội dung Tin Mừng do thánh sử Máccô đặt nơi miệng thủ lĩnh Phêrô để nói lên lời tuyên tín vào Đức Giêsu là Đấng Mêsia mà mọi người trông ngóng. Đặc trưng Tin Mừng thánh Máccô còn ở điểm, là: thánh nhân không thích viết về các đề tài như thế. Thành thử, thánh nhân mới đặt nơi Chúa cung cách bác bỏ điều mà người Do thái thường nhấn mạnh/đặt nặng.
Ở thánh Máccô, Đức Giêsu không chỉ đưa ra tính cách khích bác như thế, nhưng chính Ngài từng chỉnh sửa những điều mà Ngài bác bỏ theo cách rất rõ ràng. Ngài bác bỏ, bằng lời lẽ rất chắc nịch nên mới công khai khiển trách thánh Phêrô cứ lập đi lập lại những điều ra như thế. Cụm từ “khiển trách” thánh Máccô dùng, là để tả việc Chúa tấn công vào những gì cản trở đường lối Ngài chủ trương và coi đó là ác thần/sự dữ, rất Satăng.
Chúa khuyến cáo thánh Phêrô không nên vội vã gọi Ngài là Mêsia ở chỗ đông người. Đổi lại, thánh Phêrô lại trách Chúa sao lại nói đến việc Ngài phải chết trong tay giới cầm quyền ở thế trần. Chúa khiển trách thánh Phêrô và coi thánh nhân như bị quyền lực xấu không chế, tức là điều mà Ngài coi rất nặng như Satăng. Đây, chính là mặt trái bi kịch cuộc đời được thánh Máccô thường xuyên diễn tả.
Sau khi được Chúa cho biết về Vương Quốc Nước Trời, thánh Phêrô xem ra vẫn chưa hiểu rõ ý Thày muốn nói. Thánh nhân cứ nghĩ: Thày mình đã lầm đường nên cứ ám ảnh mãi về thần khí xấu hiện diện nơi Ngài. Diễn tả điều ấy một cách huỵch toẹt, là bản tánh của thánh nhân thiết thân gần gũi Chúa. Thế nên, thánh Phêrô còn bị coi là kẻ nghịch chống Thày cả về những chuyện quan yếu như thiên tính của Thày, nữa.
Lời thánh Phêrô nói không là lời thú nhận của đồ đệ cận thân với Chúa, cho bằng ngài chỉ muốn khích bác những gì Chúa đích thân mạc khải cho thánh nhân. Chẳng thế mà, khi các thánh sử viết về thánh Phêrô, ai cũng coi vị thủ lãnh các đồ đệ như thánh nhân chân phương, quê mùa, cục mịch. Nhưng ở đây, thánh Phêrô không chỉ có thế, mà còn tệ hơn nữa. Tệ, là bởi thánh nhân dám ra mặt chống lại đường đi/nước bước của Thày mình. Chống kích, cả bước mở đầu do Thày tỏ cho biết về ơn cứu độ. Chống đối, coi như xung khắc giữa Thày – trò, mà thôi. Và, theo các nhà chú giải, thì đặc trưng của Tin Mừng thánh Máccô hôm nay, là viết cho cộng đoàn tín-hữu ở Rôma từng liên kết mật thiết với thủ lãnh các tông đồ, là thánh nhân.
Vậy thì, vấn đề thánh sử Máccô đặt ra hôm nay là điểm nào? Nghiêm trọng ra sao?
Ở đây, thánh Máccô đặt nặng lên cảnh trí thấy tận mắt. Cảnh trí, là sự việc xảy ra ngay tại đền đài thờ kính hoàng đế Augustus, một “ngẫu tuợng” của dân gian thời bấy giờ. Cũng ở đây, thánh Phêrô vẫn lớn tiếng tuyên xưng Thày mình là Đấng tốt lành và linh thánh hơn cả thần hoàng Augustus, tức bậc chủ quản bi hài kịch phụng thờ đang diễn tiến. Bằng vào thoả thuận mới, Đức Vua của mọi thần linh lãnh chúa cũng như thần hoàng Augustus, Đức Giêsu muốn sự việc ấy xảy đến, một cách cao sang, thật vô giá. Tức, vấn đề đặt ra là ý tưởng về Thiên Chúa Tối Cao quyền thế hơn mọi thần ở trần gian.
Vấn đề, còn hỏi rằng: Thiên Chúa đích thực có là Hoàng Thượng Cao Sang theo kiểu Augustus, hoặc vị nào khác cũng rất thần và rất linh không? Thật ra thì, có khác biệt ở đây là ở chỗ: Đức Vua của mọi thần vẫn kín đáo, nhân từ, tuy không uy lực nhưng vẫn bị khích bác, coi thường! Khác biệt còn ở điểm: trong khi thánh Phêrô có trong đầu loại hình thần tượng rất phàm tục, thì Thày Chí Ái vẫn qui về Đấng Chí Thánh đích thực là Chúa mọi thần linh, thánh ái. Và, mọi người ở dưới thế phải chọn lựa giữa hai vị. Hoặc, chọn Thiên Chúa là Đấng Chí Ái ở trên cao, hoặc thần linh ngẫu tưỡng ở dưới thế, rất phàm trần. Nếu không chọn, chẳng một ai hiểu biết tính thánh thiêng Chí ái của Đức Chúa.
Viết Tin Mừng, thánh Máccô là thánh sử ghi chép sự việc xảy đến với Chúa, rất ban đầu. Trong khi đó, thánh Mát-thêu và Luca khi viết Tin Mừng, lại đã có sẵn bản Tin Mừng của thánh Máccô ở trước mặt, để doãn lại sự việc theo quan điểm tư riêng của mỗi vị. Bởi lẽ, các thánh sử đi sau chỉ muốn doãn lại những gì đã được viết, nay thay đổi tình tiết hầu coi đó như một tuyên tín, chứ không muốn đưa ra một đối chọi tư tưởng, nơi trình thuật.
Hôm nay, Hội thánh Chúa cũng đã yên vị trên nền đá góc tường là Phêrô thánh nhân, cả về lời tuyên xưng của bậc trưởng thượng ở bên trên các vị lành thánh, ngẫu tượng đến mai rày. Và, Hội thánh Chúa nay chọn cả hai cách để diễn tả thiên tính của Đức Giêsu đồng thời tuyên dương việc Chúa chấp nhận cái chết khổ nhục trên thập giá. Ở đây nữa, Đức Giêsu đã chiến thắng sự chết để Ngài trở nên cao cả và quyền thế hơn mọi thần linh/ngẫu tượng ở thế trần. Có làm thế, niềm tin vào Chúa sẽ là ví dụ cụ thể về sự thể nói lên rằng: Đức Giêsu là Đấng cao cả hơn mọi thần mọi tượng ở trần gian.
Làm như thế, Hội thánh cũng giống như thánh Phêrô khi xưa, tức cũng đối đầu với Chúa theo cách nghĩ suy của người phàm. Và, hôm nay nữa, Chúa lại cũng yêu cầu dân con mọi người hãy cố tìm cho ra diện mạo của Ngài qua người con bé bỏng, ở thế trần. Bởi, thiên tính của Chúa không như người đời nghĩ vẫn không ngự trị ở chốn cao sang quyền quí, như thần tượng ngự ở cõi thế. Trái lại, Vua của mọi thần và tượng, chỉ ở với người bé bỏng, không quyền lực, chẳng cao sang, giàu có.
Chính vì thế, Chúa mới thách thức đấng bậc trị vì thế gian: “hãy phá huỷ đền thờ này đi, chỉ trong 3 ngày” Ngài sẽ dựng lại, rất y hệt. Nghe Ngài nói, hẳn dân con mọi người sẽ liên tưởng đến vấn đề mọi người đang gặp vấp phải, là: cứ mải mê chạy theo những gì bề thế, uy nghi, lẫy lừng như đền thờ của Xêda Philíphê, rất Augustus. Bởi lẽ, tất cả sẽ phải bỏ ra nhiều hơn 3 ngày mới dựng được ngôi đền đích thực, tức sự việc ta đang sống. Bởi lẽ, ngay cả Chúa cũng thấy vấn đề xảy đến với Hội thánh và thế trần như đền đài cao sang, bề thế nhưng lại không mang tính nhân vị, nhân bản, giúp mọi người.
Thánh Phêrô khi xưa đã mất rất nhiều ngày mới nhận ra sự thật Chúa bày tỏ ở trên. Những tháng ngày, thánh nhân cứ ngang qua và rong ruổi rồi khích bác, chối bỏ hoặc đấu tranh. Những tháng ngày xảy đến với với Hội thánh. Với người anh em đồng môn/đồng thuyền trước khi đi đến kết đoạn rất “hậu” là tin vào Chúa qua anh em; qua mọi người con nhỏ bé, ở trong đời. Một kết đoạn đắt giá cho thủ lãnh các đồ đệ, cả vào lúc đi theo Thày hoặc bắt chước Thày đặt chân xuống nước, suýt chết chìm.
Là bậc trưởng thượng từng đoan quyết: “bỏ Thày con bước theo ai?” thế mà vị thủ lãnh các đấng thánh vẫn theo, vẫn bước và thuần phục quyền lực thế gian, như Hội thánh hôm nay. Chính thánh nhân, được coi là đấng bậc hiền lành như “Đức Thánh Cha” vẫn “vô ngộ” như bao giờ, nhưng lại ngã quỵ nhiều hơn ai hết. Bởi thế nên, là người thường, ta dám nói mà không sợ sai lầm, rằng: thánh Phêrô là mẫu người điển hình cho những người vô cảm coi Chúa và thập giá như mối nhục, cho con người.
Từ đó, câu hỏi cuối đặt ra cho mỗi người và mọi người, là: Cho đến bao giờ, ta mới hiểu và biết rằng: Hội thánh sẽ không là và không thể là thoả hiệp nhượng bộ giữa hai nhân vật ở đầu mút, tức một Augustus rất cao cả và Đấng Thánh Hiền nhỏ bé tức Đức Chúa của ta?
Trong tâm tình chờ đợi một quyết định chọn lựa, cũng nên ngâm lại lời thơ vang trên, rằng:
“Ta cho ra một giòng thơ rất mát,
Tới tinh khôi và thanh sạch bằng hương.
Trời như hớp phải hơi men ngan ngát,
Đắm muôn ngôi tinh lạc xuống mười phương.”
(Hàn Mặc Tử – Nguồn Thơm)
Giòng thơ đây/nguồn thơm ấy, vẫn là quyết định chọn Xêda hay Đức Chúa, hôm nay. Chọn, sự cao cả ở trần thế hay thương yêu hết mọi người. Đó chính là vấn đề của thời đại. Rất mai ngày.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét