"Họ như đàn chiên không người chăn".
Lời Chúa: Mc 6, 30-34
Khi ấy, các tông đồ hội lại bên Chúa Giêsu và thuật lại với Người mọi việc các ông đã làm và đã giảng dạy. Người liền bảo các ông: "Các con hãy lui vào nơi vắng vẻ mà nghỉ ngơi một chút". Vì lúc ấy dân chúng kẻ đến người đi tấp nập, đến nỗi các tông đồ không có thì giờ ăn uống. Vậy các ngài xuống thuyền, chèo tới một nơi vắng vẻ hẻo lánh. Thấy các ngài đi, nhiều người hiểu ý, và từ các thành phố, người ta đi bộ kéo đến nơi đó và tới nơi trước các ngài.
Lúc ra khỏi thuyền, Chúa Giêsu thấy dân chúng thật đông, thì động lòng thương, vì họ như đàn chiên không người chăn, và Người dạy dỗ họ nhiều điều.
Đó là lời Chúa
SUY NIỆM 1: Thương đàn chiên bơ vơ
Hai sự kiện lịch sử lớn nhất thế kỷ hai mươi là:
Việc mở cổng Brandenburg và phá đổ bức tường ô nhục Berlin trước lễ Giáng Sinh năm 1989, đã chấm dứt 28 năm chia đôi nước Đức và chiến tranh lạnh thế giới giữa hai phe hận thù tư bản và cộng sản, mở ra một kỷ nguyên mới hòa bình và tin tưởng lẫn nhau. Thế giới hy vọng có những chủ chiên nhân lành, thương dân, xây dựng một thế giới đoàn kết, phát triển.
Việc thứ hai là dân tộc Israel và Palestin đã hạ súng xuống, sau hơn 30 năm chém giết nhau. Giữa tháng 7 năm 1994, ông Arafát chủ tịch Palestin đã về nước và tuyên bố: “Palestin và Israel cùng một tổ tiên”. Họ không còn những chủ chiên giả dẫn dắt vào con đường lầm lạc, hận thù, cuồng tín, tan nát. Họ đã được giải thoát khỏi những kẻ mù dắt mù xuống hố.
Người ta đã kể đến những vĩ nhân có công trực tiếp chấm dứt thời kỳ làm tán loạn thế giới là: Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2, ông Walesa: chủ tịch Công đoàn Đoàn kết Balan, ông Gorbachov: tổng bí thư Liên bang Xô viết và ông Reagan: tổng thống Mỹ. Thực ra, họ chỉ là những sứ giả hòa bình của Thiên Chúa. Chính Đức Kitô mới là người phá bức tường chia rẽ hận thù giữa loài người với Thiên Chúa, giữa dân tộc với dân tộc, giữa cá nhân với cá nhân.
Thánh Phaolô đã nói rõ vai trò đó của Đức Giêsu Kitô trong thư gửi giáo đoàn Êphêsô: “Trước kia anh em là những kẻ ở xa đối với Thiên Chúa, thì nay trong Đức Kitô, anh em đã trở nên những người ở gần … Chính Người đã liên kết dân Do thái và dân ngoại thành một. Người đã hiến thân để phá đổ bức tường ngăn cách là hận thù. Như vậy, nơi bản thân, Người đã tác tạo đôi bên thành một người mới và thiết lập hòa bình. Nhờ thập giá, Người đã quy tụ đôi bên trong một thân thể duy nhất, và cho họ được giao hòa với Thiên Chúa”. Tin mừng hôm nay cho thấy tấm lòng của Chúa Giêsu thương mến đám đông dân chúng biết bao: “Đến nỗi dầu mỏi mệt, đói khát đến đâu Người vẫn sẵn sàng tiếp đón họ, dạy dỗ và cứu chữa họ, không để họ bơ vơ thất vọng”. Thiếu vắng Người, họ như đàn chiên không người chăn dắt. Dân Do thái và dân ngoại thời đó, giống như bầy chiên bơ vơ, lạc lõng. Đất nước bị quân La mã đô hộ. Vua quan như Hêrôđê chỉ là tay sai đế quốc bóc lột dã man. Hêrôđê có nhiều con, nhưng chính tay ông đã giết hết, chỉ còn bốn hoàng tử. Dân chúng hơi bị nghi ngờ là bắt giết. Một hôm vua giả dạng thường dân đến làng quê, gặp ông già, vua hỏi: “Ông nghĩ về vua thế nào ?”. Ông đáp: “Chim trời cũng là tình báo cho vua, còn ai dám nói điều gì” (Lm. Bửu Dưỡng, Ngôn hành dưới đất, 1965. tr. 37).
Đời đã bị xiết chặt, đạo cũng bị phân tán trăm bè bảy mối: phái Sađốc lo ăn chơi bám gót đế quốc ; phái tư tế lo giữ địa vị, sợ đế quốc cách chức, dẹp bỏ ; phái Pharisiêu bày đặt ra những luật tỉ mỉ, kiêng cữ bên ngoài để gò ép dân chúng sống khắt khe. Mỗi bè phái lôi kéo dân chúng theo mình. Dân chúng không còn biết chủ chăn nào chân chính, chủ chăn nào của Thiên Chúa. Đúng như lời Chúa phán trong bài đọc một: “Khốn thay những mục tử đã làm cho đàn chiên trong đồng cỏ của Ta phải tản lạc chết chóc”.
Giờ đây, Đức Giêsu đến để cho họ nhận ra Người là chủ chăn của Thiên Chúa. Người nói: “Tôi chính là mục tử nhân lành. Mục tử nhân lành đã hy sinh mạng sống mình cho chiên … cho chiên được sống và sống dồi dào. Tôi chính là mục tử nhân lành, Tôi biết chiên Tôi và chiên Tôi biết Tôi … Tôi là cửa cho chiên ra vào, ai qua Tôi mà vào thì sẽ được cứu”.
Đức Giêsu còn dạy cho dân chúng biết kẻ chăn giả, không qua cửa mà vào, chúng chỉ đến để ăn trộm, giết hại và phá hủy … chúng không thiết gì đến chiên. Khi sói đến, chúng bỏ chiên mà chạy, để mặc cho sói vồ lấy chiên và làm cho chiên tán loạn (Ga. 10, 1-14).
Ngày nay, Giáo Hội của Đức Giêsu đang thực thi sứ vụ mục tử nhân lành, luôn luôn chỉ dẫn cho nhân dân thế giới biết những kẻ chăn chiên giả. Họ là trộm cướp, tham nhũng, bóc lột, đàn áp chiên để chiếm tài sản, danh vọng, chức quyền. Họ sống giàu sang phú quý, xa hoa như những ông hoàng bà chúa thời phong kiến độc tài. Dân chúng sống nghèo khổ, lại phải đóng góp thuế má mọi mặt, phải hạn chế sinh sản, lại tự do sống đồi trụy và phá thai. Dân chúng không còn chủ chăn chân chính mà chỉ có trộm cướp.
Trung tuần tháng 8 năm 1997, một mục tử nhân lành, dầu đã 77 tuổi, sức yếu, chân chồn, vẫn đến Paris, thủ đô nước Pháp, gặp gỡ, yêu mến, săn sóc và khuyến khích hàng triệu con chiên giới trẻ bơ vơ, biết mạnh mẽ sống yêu thương, đoàn kết, tin tưởng gắn bó chặt chẽ với Đức Kitô, Chúa chiên nhân lành, trẻ trung, đã hy sinh cho họ được sống và sống dồi dào. Ngày nay, còn được bao nhiêu mục tử nhân lành như vậy ? Còn được bao nhiêu linh mục, thày dạy, cha mẹ biết thấy con chiên đông đảo bơ vơ thì chạnh lòng thương để hy sinh phục vụ con chiên như Chúa chiên lành Giêsu xưa ?
Lạy Chúa Giêsu, Người đã lăn xả xuống trần gian, đi tìm đàn chiên tản lạc và soi sáng dạy dỗ họ bằng lời hằng sống, cứu chữa hồn xác họ được lành mạnh, tin tưởng. Họ được no thỏa nằm nghỉ ngơi trong đồng cỏ tình yêu xanh tươi êm ái của Người. Còn bao nhiêu tâm hồn bơ vơ thất bại trên thế giới hoang dã này, xin Chúa cho họ được thấy đường Người đi mà chạy đến gặp gỡ Người để được sống và sống dồi dào.
(Trích trong ‘Xây Nhà Trên Đá’ của Lm. ViKiNi)
SUY NIỆM 2: Chúa tôn trọng luật mình đặt ra
Tại sao một tuần lại là 7 ngày, mà không là 10 hay 12; con số tròn trĩnh? Tôi đặt vấn đề với mình như thế. Bảy ngày là một tuần. Quy định ấy là do Chúa đặt ra. Nhưng sao cứ phải sáu ngày, thì ngày thứ bảy là ngày nghỉ? Ở đây, không nói tới ý nghĩa đạo đức, chỉ nới tới ý nghĩa tự nhiên.
Suy nghĩ và nhìn xem, tôi phát hiện ra rằng: Sở dĩ một tuần lễ là bảy ngày, là vì con người. Chúa dựng nên con người. Con người là bụi đất. Chúa biết rõ con người từ trong ra ngoài. Cho nên, Ngài thừa hiểu rằng: Khả năng con người có giới hạn. Con người lao động liên tục trong 6 ngày, là đã quá đủ để con người mệt nhọc. Cho nên ngày thứ bảy, con người phải nghỉ ngơi.
Vì là bụi đất, cho nên việc nghỉ ngơi là điều cần thiết cho con người. Vì thế, sau khi đi rao giảng về, Chúa Giêsu bảo các môn đệ hãy ra nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi. Nghỉ ngơi chính là lúc để ta phục hồi sức khỏe. Sự cố quá sức sẽ làm ta ngã quỵ. Chúa không đòi hỏi ta phải làm quá sức. Công việc truyền giáo là công việc của Chúa, qua các thời đại, cho nên ta chỉ phải làm hết khả năng, cố gắng hết sức mình, trong niềm phó thác nơi Chúa; chứ không được làm quá sức mình.
Sự nghỉ ngơi cũng là điều cần thiết, để từ nơi thanh vắng, ta có thể gặp gỡ lại Chúa, mà có khi trong lúc đang hăng say trong công việc, ta đã lơ là với Chúa. Sự nghỉ ngơi cũng còn là điều cần thiết, để ta có một khoảng cách mà nhìn lại mình và những công việc của mình, để rồi từ đây ta rút tỉa kinh nghiệm, và thêm những sáng kiến mới. Nhưng nghỉ ngơi rồi, ta lại phải tiếp tục lên đường, vì như Chúa và các môn đệ, đang ở trên thuyền nghỉ ngơi, thì dân chúng cứ đua nhau chạy theo thuyền.
Thuyền dừng lại, Chúa ra khỏi thuyền, thấy đám người quá đông, thì Chúa chạnh lòng thương. Họ như những con chiên bơ vơ không có người chăn. Không có người chăn, là không có người chỉ lối dẫn đường, họ sẽ chẳng tìm thấy lối đi trong cuộc đời, và đời họ sẽ bơ vơ tội nghiệp. Không có người chăn, họ sẽ lạc đường; họ sẽ đánh trôi mất linh hồn quý giá, mà Ngôi Hai Thiên Chúa đã phải chết để cứu chuộc. Không có người chăn, họ sẽ rơi vào tay bầy chó sói ma quỷ, và kiếp trầm luân là điểm đến tội nghiệp của họ. Cho nên, nghỉ ngơi xong, các tông đồ lại phải gấp rút lên đường.
Câu hỏi:
1 – Bạn có thấy sự nghỉ ngơi là cần thiết?
2 – Ai là người chăn dắt đời bạn?
(Suy niệm của Lm Đaminh Đỗ Văn Thiêm - Trích trong ‘Tập San Tĩnh Tâm Giáo Phận Long Xuyên số 07/2012’)
SUY NIỆM 3: Tìm nơi thanh vắng để nghỉ ngơi
(Suy niệm của Lm Trần Bình Trọng)
Thấy các tông đồ đầu tắt mặt tối: làm việc cũng như giảng dạy đến nỗi không còn thời giờ mà ăn uống, Ðức Giêsu mới bảo họ: Hãy vào nơi vắng vẻ để nghỉ ngơi đôi chút (Mc 6:31). Rồi Người cùng với các tông đồ xuống thuyền chèo vào nơi hoang vắng.
Ðể duy trì mức độ thăng bằng trong cuộc sống, Ðức Giêsu dạy các tông đồ về sự cần thiết của việc nghỉ ngơi. Sách Sáng thế cũng ghi lại: Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ trong sáu ngày, và Thiên Chúa chúc lành cho ngày thứ bảy và thánh hoá ngày đó, vì ngày đó Người đã nghỉ ngơi, ngưng làm mọi công việc sáng tạo (St 2:3). Khi Ðức Giêsu sống lại vào ngày thứ nhất trong tuần, đạo mới là Kitô giáo đã dùng ngày Chúa nhật để nghỉ ngơi, thờ phượng và cảm tạ Thiên Chúa thay vì ngày Thứ bảy.
Có bao giờ ta cảm thấy dù bận rộn với việc làm, dù ở giữa gia đình có cha mẹ, anh chị em và bạn hữu, mà vẫn cảm thấy tâm hồn trống rỗng chăng? Và ai có thể lấp đầy sự trống rỗng trong tâm hồn? Như Ðức Giêsu khuyên các tông đồ tìm nơi thanh vắng để nghỉ ngơi, giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân đời nay cũng cần tìm thời giờ yên tĩnh, tìm bầu khí thanh tịnh - ngưng nói, ngưng làm - để ở một mình, hầu có thể lắng nghe tiếng Chúa và cũng lắng nghe tiếng lòng mình. Chúa thường nói với ta trong thinh lặng. Và chỉ trong thinh lặng ta mới có thể dễ dàng nghe tiếng Chúa hầu có thể thẩm định và đánh giá xem công việc đạo đức ta làm có bị Chúa dùng lời ngôn sứ Giêrêmia hôm nay mà cảnh giác chăng (Gr 23:1-6)?
Khi còn tại thế, Ðức Giêsu dạy các tông đồ về sự cần thiết của việc làm (Ga 5:17), và còn cầu nguyện xin Thiên Chúa Cha thánh hoá họ và công việc làm của họ trong cả chương 17 của Phúc âm thánh Gioan. Sách Sáng thế có ghi lại là sau khi A-đam và E-và phạm tội, Thiên Chúa truyền cho họ phải làm việc đổ mồ hôi mới có cơm bánh mà ăn. Trong thế giới hiện tại và trong xã hội ta đang sống, người ta cần làm việc để độ thân và hộ đỡ gia đình và xây dựng xã hội loài người. Tuy nhiên nếu lúc nào cũng làm việc và coi việc làm như là cùng đích và cứu cánh là người ta đã bị sa vào thuyết duy vật. Duy vật chủ nghĩa coi con người là dụng cụ sản xuất và đánh giá con người tùy theo năng lượng sản xuất. Tại những xứ kĩ nghệ hoá và hậu kĩ nghệ, nhiều người phải làm ngày Chúa nhật vì sở làm đòi hỏi như vậy, khiến người ta bị gò bó vào thời giờ làm việc tại văn phòng, nhà máy và công sở. Trong trường hợp đó người ta cần tìm ngày giờ khác nghỉ bù lại để có thể dành thời giờ cho Chúa, cho gia đình và cho chính mình.
Nghỉ ngơi bao gồm cả việc hành hương, đi nghỉ ở những nơi có ghi dấu thánh tích về cuộc đời Chúa Cứu thế để làm sống lại lời Chúa, hay đến thủ đô Giáo hội để làm tăng triển căn tính công giáo, hoặc những nơi Ðức Mẹ hiện ra để củng cố đức tin khi thấy khách hành hương bầy tỏ đức tin trong cách thế cầu nguyện xin ơn. Nhận xét thấy nhiều bà mẹ Việt nam nhất là những bà ở miền quê sinh trước khi đất nước chia đôi năm 1954 và trước khi làn sóng di dư ra ngoại quốc năm 1975 thật vất vả, không dám ăn miếng ngon, nhưng để dành cho con cái như thi sĩ Tú Xương đã mô tả về bà xã ông: Quanh năm buôn bán ở mom sông. Nuôi đủ năm con với một chồng. Lặn lội thân cò khi quãng vắng. Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Trong ý hướng đó thì con cháu nên gom góp tiền để giúp bố mẹ, ông bà đi hành hương một vài lần cho biết đó biết đây. Có linh mục kia hướng dẫn nhóm hành hương nói với phái đoàn trên xe là hôm đó đến tiệm ăn tối, chủ tiệm sẽ cho uống rượu vang miễn phí, nên các bà cứ uống một chút cho đời nó lên hương. Chính Ðức Giêsu đã làm phép lạ biến nước thành rượu cho khách dự tiệc cưới Cana được tiếp tục vui vẻ đấy (Ga 2:1-11). Nghe vậy, có mấy bà ngồi trong xe được dịp phất cờ trong bụng. Kết quả là khi ăn xong, lên xe buýt, có bà đi lảo đảo, khiến mấy người trong nhóm phải dìu đi theo. Nhớ cả đời đấy!
Việc nghỉ ngơi để lấy lại sức còn bao gồm việc cầu nguyện và thờ phượng. Vào ngày nghỉ, ta đến nhà thờ để dâng thánh lễ thờ phượng Chúa, để lắng nghe tiếng Chúa. Ta cùng suy niệm về màu nhiệm nhập thể, cuộc tử nạn và phục sinh của Chúa có ảnh hưởng đến đời sống và hành động của ta như thế nào? Thánh lễ ngày Chúa nhật phải là trung tâm điểm của đời sống người công giáo. Nói như vậy có nghĩa là cả tuần ta bận rộn với công ăn việc làm. Cuối tuần ta đến nhà thờ để được bổ dưỡng và tăng sức bằng lời Chúa và Mình thánh Chúa và để nâng đỡ đức tin của lẫn nhau. Tới cuối tuần khác, khi kiệt sức vì công ăn việc làm, ta lại đến nhà thờ để được bồi bổ sức mạnh tinh thần và thiêng liêng.
Trong tông thư về ngày Chúa nhật gửi toàn thế giới, Ðức Thánh cha Gioan Phaolo II nhắc lại: ngày Chúa nhật là ngày của Chúa. Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ trong sáu ngày và Chúa nghỉ ngơi một ngày. Chúa nhật còn là ngày Chúa phục sinh, ngày vui mừng. Ðức Thánh cha khẳng định lại: bỏ lễ Chúa nhật mà không có lý do chính đáng vẫn là tội nặng. Chúa nhật còn là ngày của Giáo hội. Giáo hội có bổn phận thánh hoá ngày Chúa nhật bằng cách nhắc nhở và khuyến khích giáo dân đi dâng lễ thờ phượng và nghỉ ngơi.
Khi Ðức Giêsu và các tông đồ chèo thuyền vào nơi thanh vắng để nghỉ ngơi, thì nhiều người hiểu ý nên chạy đến trước đón Người. Khi thấy đám đông, thì Chúa chạnh lòng thương vì họ như bầy chiên không người chăn dắt (Mc 6:34). Trong cánh đồng truyền giáo ta thấy có nhiều nơi thiếu chủ chăn, nên nhiều giáo sĩ phải bao thầu cáng đáng nhiều công việc đến nỗi không còn giờ nghỉ ngơi. Vậy thì ta cầu xin Chúa ban thêm nhiều mục tử để hướng dẫn và chăn dắt đoàn chiên (Gr 23:4) cũng như thợ gặt làm việc trong cánh đồng truyền giáo.
Lời cầu nguyện xin được đủ sức làm việc:
Lậy Chúa Giêsu, Chúa đã dậy các tông đồ
về sự cần thiết của việc nghỉ ngơi
sau những ngày giờ làm việc vất vả.
Xin giúp thánh hoá công việc con làm
và dạy con biết tìm giờ để nghỉ
hầu cho thể xác và tinh thần được thanh thoả
và cũng dành thời giờ cầu nguyện với Chúa
để cho tâm hồn được thư thái lắng đọng. Amen.
SUY NIỆM 1: Thương đàn chiên bơ vơ
Hai sự kiện lịch sử lớn nhất thế kỷ hai mươi là:
Việc mở cổng Brandenburg và phá đổ bức tường ô nhục Berlin trước lễ Giáng Sinh năm 1989, đã chấm dứt 28 năm chia đôi nước Đức và chiến tranh lạnh thế giới giữa hai phe hận thù tư bản và cộng sản, mở ra một kỷ nguyên mới hòa bình và tin tưởng lẫn nhau. Thế giới hy vọng có những chủ chiên nhân lành, thương dân, xây dựng một thế giới đoàn kết, phát triển.
Việc thứ hai là dân tộc Israel và Palestin đã hạ súng xuống, sau hơn 30 năm chém giết nhau. Giữa tháng 7 năm 1994, ông Arafát chủ tịch Palestin đã về nước và tuyên bố: “Palestin và Israel cùng một tổ tiên”. Họ không còn những chủ chiên giả dẫn dắt vào con đường lầm lạc, hận thù, cuồng tín, tan nát. Họ đã được giải thoát khỏi những kẻ mù dắt mù xuống hố.
Người ta đã kể đến những vĩ nhân có công trực tiếp chấm dứt thời kỳ làm tán loạn thế giới là: Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2, ông Walesa: chủ tịch Công đoàn Đoàn kết Balan, ông Gorbachov: tổng bí thư Liên bang Xô viết và ông Reagan: tổng thống Mỹ. Thực ra, họ chỉ là những sứ giả hòa bình của Thiên Chúa. Chính Đức Kitô mới là người phá bức tường chia rẽ hận thù giữa loài người với Thiên Chúa, giữa dân tộc với dân tộc, giữa cá nhân với cá nhân.
Thánh Phaolô đã nói rõ vai trò đó của Đức Giêsu Kitô trong thư gửi giáo đoàn Êphêsô: “Trước kia anh em là những kẻ ở xa đối với Thiên Chúa, thì nay trong Đức Kitô, anh em đã trở nên những người ở gần … Chính Người đã liên kết dân Do thái và dân ngoại thành một. Người đã hiến thân để phá đổ bức tường ngăn cách là hận thù. Như vậy, nơi bản thân, Người đã tác tạo đôi bên thành một người mới và thiết lập hòa bình. Nhờ thập giá, Người đã quy tụ đôi bên trong một thân thể duy nhất, và cho họ được giao hòa với Thiên Chúa”. Tin mừng hôm nay cho thấy tấm lòng của Chúa Giêsu thương mến đám đông dân chúng biết bao: “Đến nỗi dầu mỏi mệt, đói khát đến đâu Người vẫn sẵn sàng tiếp đón họ, dạy dỗ và cứu chữa họ, không để họ bơ vơ thất vọng”. Thiếu vắng Người, họ như đàn chiên không người chăn dắt. Dân Do thái và dân ngoại thời đó, giống như bầy chiên bơ vơ, lạc lõng. Đất nước bị quân La mã đô hộ. Vua quan như Hêrôđê chỉ là tay sai đế quốc bóc lột dã man. Hêrôđê có nhiều con, nhưng chính tay ông đã giết hết, chỉ còn bốn hoàng tử. Dân chúng hơi bị nghi ngờ là bắt giết. Một hôm vua giả dạng thường dân đến làng quê, gặp ông già, vua hỏi: “Ông nghĩ về vua thế nào ?”. Ông đáp: “Chim trời cũng là tình báo cho vua, còn ai dám nói điều gì” (Lm. Bửu Dưỡng, Ngôn hành dưới đất, 1965. tr. 37).
Đời đã bị xiết chặt, đạo cũng bị phân tán trăm bè bảy mối: phái Sađốc lo ăn chơi bám gót đế quốc ; phái tư tế lo giữ địa vị, sợ đế quốc cách chức, dẹp bỏ ; phái Pharisiêu bày đặt ra những luật tỉ mỉ, kiêng cữ bên ngoài để gò ép dân chúng sống khắt khe. Mỗi bè phái lôi kéo dân chúng theo mình. Dân chúng không còn biết chủ chăn nào chân chính, chủ chăn nào của Thiên Chúa. Đúng như lời Chúa phán trong bài đọc một: “Khốn thay những mục tử đã làm cho đàn chiên trong đồng cỏ của Ta phải tản lạc chết chóc”.
Giờ đây, Đức Giêsu đến để cho họ nhận ra Người là chủ chăn của Thiên Chúa. Người nói: “Tôi chính là mục tử nhân lành. Mục tử nhân lành đã hy sinh mạng sống mình cho chiên … cho chiên được sống và sống dồi dào. Tôi chính là mục tử nhân lành, Tôi biết chiên Tôi và chiên Tôi biết Tôi … Tôi là cửa cho chiên ra vào, ai qua Tôi mà vào thì sẽ được cứu”.
Đức Giêsu còn dạy cho dân chúng biết kẻ chăn giả, không qua cửa mà vào, chúng chỉ đến để ăn trộm, giết hại và phá hủy … chúng không thiết gì đến chiên. Khi sói đến, chúng bỏ chiên mà chạy, để mặc cho sói vồ lấy chiên và làm cho chiên tán loạn (Ga. 10, 1-14).
Ngày nay, Giáo Hội của Đức Giêsu đang thực thi sứ vụ mục tử nhân lành, luôn luôn chỉ dẫn cho nhân dân thế giới biết những kẻ chăn chiên giả. Họ là trộm cướp, tham nhũng, bóc lột, đàn áp chiên để chiếm tài sản, danh vọng, chức quyền. Họ sống giàu sang phú quý, xa hoa như những ông hoàng bà chúa thời phong kiến độc tài. Dân chúng sống nghèo khổ, lại phải đóng góp thuế má mọi mặt, phải hạn chế sinh sản, lại tự do sống đồi trụy và phá thai. Dân chúng không còn chủ chăn chân chính mà chỉ có trộm cướp.
Trung tuần tháng 8 năm 1997, một mục tử nhân lành, dầu đã 77 tuổi, sức yếu, chân chồn, vẫn đến Paris, thủ đô nước Pháp, gặp gỡ, yêu mến, săn sóc và khuyến khích hàng triệu con chiên giới trẻ bơ vơ, biết mạnh mẽ sống yêu thương, đoàn kết, tin tưởng gắn bó chặt chẽ với Đức Kitô, Chúa chiên nhân lành, trẻ trung, đã hy sinh cho họ được sống và sống dồi dào. Ngày nay, còn được bao nhiêu mục tử nhân lành như vậy ? Còn được bao nhiêu linh mục, thày dạy, cha mẹ biết thấy con chiên đông đảo bơ vơ thì chạnh lòng thương để hy sinh phục vụ con chiên như Chúa chiên lành Giêsu xưa ?
Lạy Chúa Giêsu, Người đã lăn xả xuống trần gian, đi tìm đàn chiên tản lạc và soi sáng dạy dỗ họ bằng lời hằng sống, cứu chữa hồn xác họ được lành mạnh, tin tưởng. Họ được no thỏa nằm nghỉ ngơi trong đồng cỏ tình yêu xanh tươi êm ái của Người. Còn bao nhiêu tâm hồn bơ vơ thất bại trên thế giới hoang dã này, xin Chúa cho họ được thấy đường Người đi mà chạy đến gặp gỡ Người để được sống và sống dồi dào.
(Trích trong ‘Xây Nhà Trên Đá’ của Lm. ViKiNi)
SUY NIỆM 2: Chúa tôn trọng luật mình đặt ra
Tại sao một tuần lại là 7 ngày, mà không là 10 hay 12; con số tròn trĩnh? Tôi đặt vấn đề với mình như thế. Bảy ngày là một tuần. Quy định ấy là do Chúa đặt ra. Nhưng sao cứ phải sáu ngày, thì ngày thứ bảy là ngày nghỉ? Ở đây, không nói tới ý nghĩa đạo đức, chỉ nới tới ý nghĩa tự nhiên.
Suy nghĩ và nhìn xem, tôi phát hiện ra rằng: Sở dĩ một tuần lễ là bảy ngày, là vì con người. Chúa dựng nên con người. Con người là bụi đất. Chúa biết rõ con người từ trong ra ngoài. Cho nên, Ngài thừa hiểu rằng: Khả năng con người có giới hạn. Con người lao động liên tục trong 6 ngày, là đã quá đủ để con người mệt nhọc. Cho nên ngày thứ bảy, con người phải nghỉ ngơi.
Vì là bụi đất, cho nên việc nghỉ ngơi là điều cần thiết cho con người. Vì thế, sau khi đi rao giảng về, Chúa Giêsu bảo các môn đệ hãy ra nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi. Nghỉ ngơi chính là lúc để ta phục hồi sức khỏe. Sự cố quá sức sẽ làm ta ngã quỵ. Chúa không đòi hỏi ta phải làm quá sức. Công việc truyền giáo là công việc của Chúa, qua các thời đại, cho nên ta chỉ phải làm hết khả năng, cố gắng hết sức mình, trong niềm phó thác nơi Chúa; chứ không được làm quá sức mình.
Sự nghỉ ngơi cũng là điều cần thiết, để từ nơi thanh vắng, ta có thể gặp gỡ lại Chúa, mà có khi trong lúc đang hăng say trong công việc, ta đã lơ là với Chúa. Sự nghỉ ngơi cũng còn là điều cần thiết, để ta có một khoảng cách mà nhìn lại mình và những công việc của mình, để rồi từ đây ta rút tỉa kinh nghiệm, và thêm những sáng kiến mới. Nhưng nghỉ ngơi rồi, ta lại phải tiếp tục lên đường, vì như Chúa và các môn đệ, đang ở trên thuyền nghỉ ngơi, thì dân chúng cứ đua nhau chạy theo thuyền.
Thuyền dừng lại, Chúa ra khỏi thuyền, thấy đám người quá đông, thì Chúa chạnh lòng thương. Họ như những con chiên bơ vơ không có người chăn. Không có người chăn, là không có người chỉ lối dẫn đường, họ sẽ chẳng tìm thấy lối đi trong cuộc đời, và đời họ sẽ bơ vơ tội nghiệp. Không có người chăn, họ sẽ lạc đường; họ sẽ đánh trôi mất linh hồn quý giá, mà Ngôi Hai Thiên Chúa đã phải chết để cứu chuộc. Không có người chăn, họ sẽ rơi vào tay bầy chó sói ma quỷ, và kiếp trầm luân là điểm đến tội nghiệp của họ. Cho nên, nghỉ ngơi xong, các tông đồ lại phải gấp rút lên đường.
Câu hỏi:
1 – Bạn có thấy sự nghỉ ngơi là cần thiết?
2 – Ai là người chăn dắt đời bạn?
(Suy niệm của Lm Đaminh Đỗ Văn Thiêm - Trích trong ‘Tập San Tĩnh Tâm Giáo Phận Long Xuyên số 07/2012’)
SUY NIỆM 3: Tìm nơi thanh vắng để nghỉ ngơi
(Suy niệm của Lm Trần Bình Trọng)
Thấy các tông đồ đầu tắt mặt tối: làm việc cũng như giảng dạy đến nỗi không còn thời giờ mà ăn uống, Ðức Giêsu mới bảo họ: Hãy vào nơi vắng vẻ để nghỉ ngơi đôi chút (Mc 6:31). Rồi Người cùng với các tông đồ xuống thuyền chèo vào nơi hoang vắng.
Ðể duy trì mức độ thăng bằng trong cuộc sống, Ðức Giêsu dạy các tông đồ về sự cần thiết của việc nghỉ ngơi. Sách Sáng thế cũng ghi lại: Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ trong sáu ngày, và Thiên Chúa chúc lành cho ngày thứ bảy và thánh hoá ngày đó, vì ngày đó Người đã nghỉ ngơi, ngưng làm mọi công việc sáng tạo (St 2:3). Khi Ðức Giêsu sống lại vào ngày thứ nhất trong tuần, đạo mới là Kitô giáo đã dùng ngày Chúa nhật để nghỉ ngơi, thờ phượng và cảm tạ Thiên Chúa thay vì ngày Thứ bảy.
Có bao giờ ta cảm thấy dù bận rộn với việc làm, dù ở giữa gia đình có cha mẹ, anh chị em và bạn hữu, mà vẫn cảm thấy tâm hồn trống rỗng chăng? Và ai có thể lấp đầy sự trống rỗng trong tâm hồn? Như Ðức Giêsu khuyên các tông đồ tìm nơi thanh vắng để nghỉ ngơi, giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân đời nay cũng cần tìm thời giờ yên tĩnh, tìm bầu khí thanh tịnh - ngưng nói, ngưng làm - để ở một mình, hầu có thể lắng nghe tiếng Chúa và cũng lắng nghe tiếng lòng mình. Chúa thường nói với ta trong thinh lặng. Và chỉ trong thinh lặng ta mới có thể dễ dàng nghe tiếng Chúa hầu có thể thẩm định và đánh giá xem công việc đạo đức ta làm có bị Chúa dùng lời ngôn sứ Giêrêmia hôm nay mà cảnh giác chăng (Gr 23:1-6)?
Khi còn tại thế, Ðức Giêsu dạy các tông đồ về sự cần thiết của việc làm (Ga 5:17), và còn cầu nguyện xin Thiên Chúa Cha thánh hoá họ và công việc làm của họ trong cả chương 17 của Phúc âm thánh Gioan. Sách Sáng thế có ghi lại là sau khi A-đam và E-và phạm tội, Thiên Chúa truyền cho họ phải làm việc đổ mồ hôi mới có cơm bánh mà ăn. Trong thế giới hiện tại và trong xã hội ta đang sống, người ta cần làm việc để độ thân và hộ đỡ gia đình và xây dựng xã hội loài người. Tuy nhiên nếu lúc nào cũng làm việc và coi việc làm như là cùng đích và cứu cánh là người ta đã bị sa vào thuyết duy vật. Duy vật chủ nghĩa coi con người là dụng cụ sản xuất và đánh giá con người tùy theo năng lượng sản xuất. Tại những xứ kĩ nghệ hoá và hậu kĩ nghệ, nhiều người phải làm ngày Chúa nhật vì sở làm đòi hỏi như vậy, khiến người ta bị gò bó vào thời giờ làm việc tại văn phòng, nhà máy và công sở. Trong trường hợp đó người ta cần tìm ngày giờ khác nghỉ bù lại để có thể dành thời giờ cho Chúa, cho gia đình và cho chính mình.
Nghỉ ngơi bao gồm cả việc hành hương, đi nghỉ ở những nơi có ghi dấu thánh tích về cuộc đời Chúa Cứu thế để làm sống lại lời Chúa, hay đến thủ đô Giáo hội để làm tăng triển căn tính công giáo, hoặc những nơi Ðức Mẹ hiện ra để củng cố đức tin khi thấy khách hành hương bầy tỏ đức tin trong cách thế cầu nguyện xin ơn. Nhận xét thấy nhiều bà mẹ Việt nam nhất là những bà ở miền quê sinh trước khi đất nước chia đôi năm 1954 và trước khi làn sóng di dư ra ngoại quốc năm 1975 thật vất vả, không dám ăn miếng ngon, nhưng để dành cho con cái như thi sĩ Tú Xương đã mô tả về bà xã ông: Quanh năm buôn bán ở mom sông. Nuôi đủ năm con với một chồng. Lặn lội thân cò khi quãng vắng. Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Trong ý hướng đó thì con cháu nên gom góp tiền để giúp bố mẹ, ông bà đi hành hương một vài lần cho biết đó biết đây. Có linh mục kia hướng dẫn nhóm hành hương nói với phái đoàn trên xe là hôm đó đến tiệm ăn tối, chủ tiệm sẽ cho uống rượu vang miễn phí, nên các bà cứ uống một chút cho đời nó lên hương. Chính Ðức Giêsu đã làm phép lạ biến nước thành rượu cho khách dự tiệc cưới Cana được tiếp tục vui vẻ đấy (Ga 2:1-11). Nghe vậy, có mấy bà ngồi trong xe được dịp phất cờ trong bụng. Kết quả là khi ăn xong, lên xe buýt, có bà đi lảo đảo, khiến mấy người trong nhóm phải dìu đi theo. Nhớ cả đời đấy!
Việc nghỉ ngơi để lấy lại sức còn bao gồm việc cầu nguyện và thờ phượng. Vào ngày nghỉ, ta đến nhà thờ để dâng thánh lễ thờ phượng Chúa, để lắng nghe tiếng Chúa. Ta cùng suy niệm về màu nhiệm nhập thể, cuộc tử nạn và phục sinh của Chúa có ảnh hưởng đến đời sống và hành động của ta như thế nào? Thánh lễ ngày Chúa nhật phải là trung tâm điểm của đời sống người công giáo. Nói như vậy có nghĩa là cả tuần ta bận rộn với công ăn việc làm. Cuối tuần ta đến nhà thờ để được bổ dưỡng và tăng sức bằng lời Chúa và Mình thánh Chúa và để nâng đỡ đức tin của lẫn nhau. Tới cuối tuần khác, khi kiệt sức vì công ăn việc làm, ta lại đến nhà thờ để được bồi bổ sức mạnh tinh thần và thiêng liêng.
Trong tông thư về ngày Chúa nhật gửi toàn thế giới, Ðức Thánh cha Gioan Phaolo II nhắc lại: ngày Chúa nhật là ngày của Chúa. Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ trong sáu ngày và Chúa nghỉ ngơi một ngày. Chúa nhật còn là ngày Chúa phục sinh, ngày vui mừng. Ðức Thánh cha khẳng định lại: bỏ lễ Chúa nhật mà không có lý do chính đáng vẫn là tội nặng. Chúa nhật còn là ngày của Giáo hội. Giáo hội có bổn phận thánh hoá ngày Chúa nhật bằng cách nhắc nhở và khuyến khích giáo dân đi dâng lễ thờ phượng và nghỉ ngơi.
Khi Ðức Giêsu và các tông đồ chèo thuyền vào nơi thanh vắng để nghỉ ngơi, thì nhiều người hiểu ý nên chạy đến trước đón Người. Khi thấy đám đông, thì Chúa chạnh lòng thương vì họ như bầy chiên không người chăn dắt (Mc 6:34). Trong cánh đồng truyền giáo ta thấy có nhiều nơi thiếu chủ chăn, nên nhiều giáo sĩ phải bao thầu cáng đáng nhiều công việc đến nỗi không còn giờ nghỉ ngơi. Vậy thì ta cầu xin Chúa ban thêm nhiều mục tử để hướng dẫn và chăn dắt đoàn chiên (Gr 23:4) cũng như thợ gặt làm việc trong cánh đồng truyền giáo.
Lời cầu nguyện xin được đủ sức làm việc:
Lậy Chúa Giêsu, Chúa đã dậy các tông đồ
về sự cần thiết của việc nghỉ ngơi
sau những ngày giờ làm việc vất vả.
Xin giúp thánh hoá công việc con làm
và dạy con biết tìm giờ để nghỉ
hầu cho thể xác và tinh thần được thanh thoả
và cũng dành thời giờ cầu nguyện với Chúa
để cho tâm hồn được thư thái lắng đọng. Amen.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét