BÀI ĐỌC I:2 Tm 2, 8-15
"Lời của Thiên Chúa không bị xiềng xích đâu, Nếu chúng ta cùng chết với Người, thì chúng ta sẽ cùng sống lại với Người".
Trích thư thứ hai của Thánh Phaolô Tông đồ gởi cho Timô-thêu.
Con thân mến, con hãy nhớ rằng Chúa Giêsu Kitô bởi dòng dõi Đavít đã từ cõi chết sống lại, theo như Tin Mừng cha rao giảng. Vì Tin Mừng đó mà cha phải đau khổ đến phải chịu xiềng xích như một kẻ gian ác, nhưng lời của Thiên Chúa đâu có bị xiềng xích. Vì thế, cha cam chịu mọi sự vì những kẻ được tuyển chọn, để họ được hưởng ơn cứu độ cùng với vinh quang trên trời trong Đức Giêsu Kitô.
Đây cha nói thật: Nếu chúng ta cùng chết với Người, thì chúng ta cùng sống lại với Người. Nếu chúng ta kiên tâm chịu đựng, chúng ta sẽ cùng thống trị với Người. Nếu chúng ta chối bỏ Người, thì Người cũng sẽ chối bỏ chúng ta. Nếu chúng ta không tin Người, Người vẫn trung thành, vì Người không thể chối bỏ chính mình Người.
Con hãy ghi nhớ những điều đó khi làm chứng trước mặt Chúa. Con chớ tranh luận: vì cái đó không ích lợi gì cả, chỉ làm hại người nghe mà thôi. Con hãy cố gắng đến trước mặt Chúa như một người đã chịu thử thách, như một công nhân không bị khiển trách, như người ngay thẳng rao giảng lời chân lý. Đó là lời Chúa.
ĐÁP CA: Tv 24, 4bc-5ab. 8-9. 10 và 14.
Đáp: Lạy Chúa, xin chỉ cho con đường đi của Chúa (c. 4b).
Xướng: 1) Lạy Chúa, xin chỉ cho con đường đi của Chúa, xin dạy bảo con về lối bước của Ngài. xin hướng dẫn con trong chân lý và dạy bảo con, vì Chúa là Thiên Chúa cứu độ con. - Đáp.
2) Chúa nhân hậu và công minh, vì thế Ngài sẽ dạy cho tội nhân hay đường lối. Ngài hướng dẫn kẻ khiêm cung trong đức công minh, dạy bảo người khiêm cung đường lối của Ngài. - Đáp.
3) Tất cả đường nẻo Chúa là ân sủng và trung thành, dành cho những ai giữ minh ước và điều răn Chúa. Chúa thân mật với những ai tôn sợ Chúa, và tỏ cho họ biết lời minh ước của Ngài. - Đáp.
ALLELUIA: Ga 10, 27
Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Con chiên Ta thì nghe tiếng Ta; Ta biết chúng và chúng theo Ta". - Alleluia.
TIN MỪNG CHÚA GIÊSU THEO THÁNH MACCO:
"Thiên Chúa của ngươi là Thiên Chúa duy nhất và ngươi hãy kính mến Người".
Lời Chúa: Mc 12, 28b-34
Khi ấy, có người trong nhóm Luật sĩ tiến đến Chúa Giêsu và hỏi Người rằng: "Trong các giới răn, điều nào trọng nhất?" Chúa Giêsu đáp: "Giới răn trọng nhất chính là: "Hỡi Israel, hãy nghe đây: Thiên Chúa, Chúa chúng ta, là Chúa duy nhất, và ngươi hãy yêu mến Chúa, Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức ngươi". Còn đây là giới răn thứ hai: "Ngươi hãy yêu mến tha nhân như chính mình ngươi". Không có giới răn nào trọng hơn hai giới răn đó". Luật sĩ thưa Người: "Thưa Thầy, đúng lắm! Thầy dạy phải lẽ khi nói Thiên Chúa là Chúa duy nhất, và ngoài Người, chẳng có Chúa nào khác. Yêu mến Chúa hết lòng, hết trí khôn, hết sức mình, và yêu tha nhân như chính mình thì hơn mọi lễ vật toàn thiêu và mọi lễ vật hy sinh". Thấy người ấy tỏ ý kiến khôn ngoan, Chúa Giêsu bảo: "Ông không còn xa Nước Thiên Chúa bao nhiêu". Và không ai dám hỏi Người thêm điều gì nữa.
Đó là lời Chúa.
SUY NIỆM 1: Mối quan tâm hàng đầu
Văn hào Léon Tolstoi có kể câu chuyện như sau: Hai người đàn ông nọ quyết tâm hành hương về Yêrusalem để dự Ðại lễ Phục Sinh ở đó. Một người đặt mối quan tâm hàng đầu là đích điểm của cuộc hành trình, vì thế ông cương quyết không dừng lại bất cứ nơi đâu, và trong suốt cuộc hành trình, tâm trí ông chỉ nghĩ đến thành thánh. Còn người thứ hai, trên mọi nẻo đường, nhìn thấy nhiều người cần được giúp đỡ và ông đã tốn nhiều tiền bạc và thời giờ, đến nỗi ông không đến được đích điểm như đã dự định; thế nhưng, một cái gì đó từ Thiên Chúa đến với tâm hồn ông mà người hành hương kia không nhận được, cũng như một cái gì đó từ Thiên Chúa qua đôi tay ông, ảnh hưởng cuộc đời của nhiều người mà người kia không có được qua những nghi lễ ông tham dự tại thành thánh kéo dài suốt mùa Phục Sinh.
Mối quan tâm hàng đầu là một danh từ thời đại. Nhà nước đặt mối quan tâm hàng đầu vào chính sách kinh tế; một học sinh đặt mối quan tâm hàng đầu vào đèn sách để thi đậu vào đại học... Ðâu là mối quan tâm hàng đầu của tôi, đó là câu hỏi hợp lý có thể áp dụng vào mọi sinh hoạt cuộc sống, nhưng thiết nghĩ quan trọng hơn cả là câu hỏi: Ðâu là mối quan tâm hàng đầu của tôi đối với cuộc sống của một người Kitô hữu?
Ðó cũng là vấn nạn mà một luật sĩ đặt ra cho Chúa trong Tin Mừng hôm nay, khi ông ta hỏi: "Thưa Thầy, trong các giới răn, giới răn nào đứng hàng đầu?" Câu trả lời của Chúa Giêsu rất rõ ràng và đơn sơ, giới răn đứng đầu, mối quan tâm hàng đầu của người Kitô hữu chính là tình yêu.
Nếu tình cờ chúng ta được một người nào đó đặt câu hỏi như trên, liệu chúng ta sẽ trả lời như thế nào? Chúng ta có phát biểu được câu trả lời tuyệt diệu, nghe êm tai và nêu bật giá trị cao đẹp của con người chúng ta không? Và thành thật với lương tâm, liệu câu trả lời đó có phản ánh chính cuộc sống chúng ta không, bởi lẽ khi cho một câu trả lời đúng, chúng ta có thể lừa dối người khác và tự lừa dối mình? Thành thật với lòng mình có lẽ nhiều người trong chúng ta sẽ phải ngạc nhiên khi khám phá ra rằng cho đến nay mối quan tâm hàng đầu của chúng ta là tiền bạc, sức khỏe, danh vọng.
Như vậy, điều trước tiên chúng ta phải làm để hoán cải và canh tân là thành thật thú nhận rằng cho đến nay chúng ta đã đặt sai mối quan tâm hàng đầu của cuộc sống, kể cả mối quan tâm hàng đầu trong cách thức chúng ta biểu lộ niềm tin qua việc đọc kinh, dự lễ, bởi vì những cách thức này thường được sử dụng như những phương thế giúp chúng ta giữ đạo, chứ không dẫn chúng ta đi xa hơn trong việc sống đạo, nhất là giúp chúng ta tìm gặp được Thiên Chúa và tha nhân.
Ước gì Lời Chúa hôm nay giúp chúng ta đổi hướng cuộc sống và đặt lại bậc thang giá trị của mối quan tâm hàng đầu của chúng ta. Xin cho tình yêu mến là nguồn mạch và sức mạnh để chúng ta thực sự gặp gỡ Thiên Chúa và yêu thương tha nhân như chính mình.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)
SUY NIỆM 2: Giới luật yêu thương
Đức Giêsu trả lời: “Điều răn đứng đầu là: nghe đây, hỡi Ít-ra-en, Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất. Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi. Điều răn thứ hai là: Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Chẳng có điều răn nào khác lớn hơn các điều răn đó.” (Mc. 12, 29-31)
Chương mười hai Phúc âm thánh Maccô giống như cái thời gian một diễn giả khi thuyết trình xong dành cho thính giả đặt câu hỏi vậy. Có bao nhiêu quan điểm, có bấy nhiêu người đặt ra vấn đề; những bận tâm lo lắng của những người đặt câu hỏi thì đa dạng, còn quan niệm của Chúa lúc nào cũng vậy. Ông kinh sư vì muốn biết điều răn đứng đầu, nên khiến Chúa phải lặp đi lặp lại như một điệp khúc bằng tất cả đời sống cũng như trong lơì giảng dạy, lời “hãy yêu thương”.
Người ta thường nói sai rằng Chúa Giêsu là người đầu tiên dạy yêu mến người thân cận trái ngược với những người Do thái vốn dạy phải kính sợ Thiên Chúa và giữ đức công bình. Luật Cựu ước cũng là luật của tình yêu, bằng chứng là ở đây Chúa Giêsu trưng dẫn hai câu trong sách Nhị Luật. Nét đặc sắc của sứ điệp Kitô giáo là tình yêu đối với người thân cận là bí tích tình yêu của Thiên Chúa. Xưa nếu có vài người giải thích Luật cho rằng điều răn dạy yêu mến người thân cận chỉ giới hạn vào những người Ít-ra-en mà thôi, thì đa số vẫn chủ trương một tình yêu phổ quát. Ở đây cũng như ở bất cứ nơi nào, Chúa Giêsu không phá hủy Luật, Người làm cho Luật nên hoàn hảo.
Yêu thương những người không đáng yêu
Khác với con người, Thiên Chúa không trông mong gì chúng ta là những người dễ thương. Tình yêu của Chúa là tình yêu tạo nên tính dễ thương, và đó hẳn là điều Chúa muốn diễn tả khi dạy ta yêu thương những kẻ thù địch của ta.
Ta không yêu mến anh em ta như yêu những trái táo. Tình yêu Kitô giáo không phải là bộ phận rung làm cho trái tim hay thân xác ta rung động lên trước người hay vật nào đó hấp dẫn ta. Thứ tình yêu bản năng này chẳng có gì là phong phú, bởi lẽ đó không phải là tình yêu tự do.
Người ta sẽ nhận ra bạn yêu mến anh em bạn thực bằng một tình yêu phổ quát khi tình yêu ấy sẽ là tình yêu nhưng không, chẳng màng biết ơn, khi những người được yêu mến đó sẽ không phải là những kẻ dễ thương. Chúa Giêsu đã hiến mạng sống Người vì ta, đang khi ta là những tội nhân, giáo huấn của Chúa là thế đó. Yêu mến người khác dựa trên nền tảng là vẻ hấp dẫn, chẳng cần phải có điều răn, nhưng đúng là cần phải có Mạc khải của Chúa để ta nhận ra tình yêu nhưng không của Chúa đối với ta và Thần khí của Người ở trong ta để thực hiện tình yêu ấy.
SUY NIỆM 3: Ðạo của tình thương
Các nhà luật sĩ trong dân Israel thời Chúa Giêsu thường có hai khuynh hướng như sau:
- Một là chia những luật chính yếu thành hàng trăm luật nhỏ, thành những chi tiết tỉ mỉ.
- Hai là tổng kết tất cả các luật thành một hai luật hết sức tổng quát. Trường hợp thứ hai này xảy ra khi một luật sĩ hỏi Chúa Giêsu về điều răn nào quan trọng nhất.
Ðiều mới mẻ trong giáo huấn của Chúa Giêsu như được ghi lại ở đây không phải là nội dung của giới răn, bởi vì Chúa Giêsu nhắc đến những câu Kinh Thánh thật quen thuộc đối với người Do Thái, từ sách Ðệ Nhị Luật và sách Lêvi. Nhưng điều mới mẻ ở đây là sự liên kết giữa hai giới răn yêu mến Thiên Chúa và yêu thương người lân cận. Người luật sĩ chỉ hỏi Chúa Giêsu về điều răn nào quan trọng nhất, nhưng khi trả lời, Chúa Giêsu đã nói thêm điều răn thứ hai, được liên kết chặt chẽ với điều răn thứ nhất, đó là yêu thương anh chị em. Ðiều răn này cũng giống như điều răn thứ nhất, hay đúng hơn hai khía cạnh yêu Chúa và yêu người đã được Chúa Giêsu hòa nhập thành một chứ không còn là hai giới răn nữa.
Tại sao hai tình yêu này không thể tách rời ra được? Thử hỏi con người có thể chỉ yêu mến Thiên Chúa và không yêu thương anh chị em của mình hay không?
Thánh Gioan đã đặt ra cùng một câu hỏi trên và câu trả lời của ông là: "Chúng ta yêu thương bởi vì Chúa đã yêu thương chúng ta trước. Nếu ai nói tôi yêu mến Thiên Chúa và ghét bỏ anh chị em thì người đó là kẻ nói láo. Thật vậy, ai không yêu mến người anh chị em mà mình trông thấy thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà mình không trông thấy. Ðây là mệnh lệnh chúng ta đã nghe từ Chúa: "Ai yêu mến Thiên Chúa thì cũng yêu thương anh chị em mình" (1Ga 4,19 tt). Chúa Giêsu quả quyết mạnh mẽ như sau: "Mỗi lần các con làm những điều này cho một trong các anh em bé nhỏ của Ta đây, là các con làm cho chính Ta". Và khi từ biệt các môn đệ trong bữa tối Tiệc Ly, Chúa Giêsu đã sửa lại, hay đúng hơn đã kiện toàn hóa mức độ của Cựu Ước để đo lường tình yêu Chúa. Chúa Giêsu đã thay thế mức độ yêu thương như chính mình thành "yêu thương như Thầy đã yêu thương". Chúa đã ra lệnh cho các môn đệ như sau: "Thầy ban cho các con một điều răn mới, các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con. Các con cũng hãy yêu thương nhau như vậy. Từ dấu này, người ta sẽ nhận biết các con là môn đệ của Thầy, nếu các con yêu thương nhau" (Ga 13, 34 tt).
Mức độ yêu thương như Chúa đã yêu thương là yêu thương cho đến hiến thân mình, cho đến việc hy sinh mạng sống mình. Thiên Chúa và con người là hai đối tượng khác nhau của tình yêu thương, nhưng đối với Chúa Giêsu thì không thể tách rời tình yêu Chúa ra khỏi tình yêu thương con người. Luật yêu thương là luật của Tin Mừng, đó là Tin Mừng của tình yêu Thiên Chúa đối với mỗi người chúng ta cũng như đối với tất cả anh chị em, vì Ngài là Cha của tất cả mọi người. Cuối cùng, đạo của Chúa là đạo của tình thương. Và chúng ta phải làm chứng cho đức tin của mình bằng tình yêu thương đối với Chúa và anh chị em chung quanh.
Lạy Chúa là Cha chúng con, Ðấng chúng con yêu mến và phụng sự trọn cả tâm hồn.
Xin thương đổ tràn xuống trên chúng con tình yêu Chúa để chúng con có thể chu toàn giới răn yêu thương anh chị em như chính Chúa đã nêu gương.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)
SUY NIỆM 1: Mối quan tâm hàng đầu
Văn hào Léon Tolstoi có kể câu chuyện như sau: Hai người đàn ông nọ quyết tâm hành hương về Yêrusalem để dự Ðại lễ Phục Sinh ở đó. Một người đặt mối quan tâm hàng đầu là đích điểm của cuộc hành trình, vì thế ông cương quyết không dừng lại bất cứ nơi đâu, và trong suốt cuộc hành trình, tâm trí ông chỉ nghĩ đến thành thánh. Còn người thứ hai, trên mọi nẻo đường, nhìn thấy nhiều người cần được giúp đỡ và ông đã tốn nhiều tiền bạc và thời giờ, đến nỗi ông không đến được đích điểm như đã dự định; thế nhưng, một cái gì đó từ Thiên Chúa đến với tâm hồn ông mà người hành hương kia không nhận được, cũng như một cái gì đó từ Thiên Chúa qua đôi tay ông, ảnh hưởng cuộc đời của nhiều người mà người kia không có được qua những nghi lễ ông tham dự tại thành thánh kéo dài suốt mùa Phục Sinh.
Mối quan tâm hàng đầu là một danh từ thời đại. Nhà nước đặt mối quan tâm hàng đầu vào chính sách kinh tế; một học sinh đặt mối quan tâm hàng đầu vào đèn sách để thi đậu vào đại học... Ðâu là mối quan tâm hàng đầu của tôi, đó là câu hỏi hợp lý có thể áp dụng vào mọi sinh hoạt cuộc sống, nhưng thiết nghĩ quan trọng hơn cả là câu hỏi: Ðâu là mối quan tâm hàng đầu của tôi đối với cuộc sống của một người Kitô hữu?
Ðó cũng là vấn nạn mà một luật sĩ đặt ra cho Chúa trong Tin Mừng hôm nay, khi ông ta hỏi: "Thưa Thầy, trong các giới răn, giới răn nào đứng hàng đầu?" Câu trả lời của Chúa Giêsu rất rõ ràng và đơn sơ, giới răn đứng đầu, mối quan tâm hàng đầu của người Kitô hữu chính là tình yêu.
Nếu tình cờ chúng ta được một người nào đó đặt câu hỏi như trên, liệu chúng ta sẽ trả lời như thế nào? Chúng ta có phát biểu được câu trả lời tuyệt diệu, nghe êm tai và nêu bật giá trị cao đẹp của con người chúng ta không? Và thành thật với lương tâm, liệu câu trả lời đó có phản ánh chính cuộc sống chúng ta không, bởi lẽ khi cho một câu trả lời đúng, chúng ta có thể lừa dối người khác và tự lừa dối mình? Thành thật với lòng mình có lẽ nhiều người trong chúng ta sẽ phải ngạc nhiên khi khám phá ra rằng cho đến nay mối quan tâm hàng đầu của chúng ta là tiền bạc, sức khỏe, danh vọng.
Như vậy, điều trước tiên chúng ta phải làm để hoán cải và canh tân là thành thật thú nhận rằng cho đến nay chúng ta đã đặt sai mối quan tâm hàng đầu của cuộc sống, kể cả mối quan tâm hàng đầu trong cách thức chúng ta biểu lộ niềm tin qua việc đọc kinh, dự lễ, bởi vì những cách thức này thường được sử dụng như những phương thế giúp chúng ta giữ đạo, chứ không dẫn chúng ta đi xa hơn trong việc sống đạo, nhất là giúp chúng ta tìm gặp được Thiên Chúa và tha nhân.
Ước gì Lời Chúa hôm nay giúp chúng ta đổi hướng cuộc sống và đặt lại bậc thang giá trị của mối quan tâm hàng đầu của chúng ta. Xin cho tình yêu mến là nguồn mạch và sức mạnh để chúng ta thực sự gặp gỡ Thiên Chúa và yêu thương tha nhân như chính mình.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)
SUY NIỆM 2: Giới luật yêu thương
Đức Giêsu trả lời: “Điều răn đứng đầu là: nghe đây, hỡi Ít-ra-en, Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất. Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi. Điều răn thứ hai là: Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Chẳng có điều răn nào khác lớn hơn các điều răn đó.” (Mc. 12, 29-31)
Chương mười hai Phúc âm thánh Maccô giống như cái thời gian một diễn giả khi thuyết trình xong dành cho thính giả đặt câu hỏi vậy. Có bao nhiêu quan điểm, có bấy nhiêu người đặt ra vấn đề; những bận tâm lo lắng của những người đặt câu hỏi thì đa dạng, còn quan niệm của Chúa lúc nào cũng vậy. Ông kinh sư vì muốn biết điều răn đứng đầu, nên khiến Chúa phải lặp đi lặp lại như một điệp khúc bằng tất cả đời sống cũng như trong lơì giảng dạy, lời “hãy yêu thương”.
Người ta thường nói sai rằng Chúa Giêsu là người đầu tiên dạy yêu mến người thân cận trái ngược với những người Do thái vốn dạy phải kính sợ Thiên Chúa và giữ đức công bình. Luật Cựu ước cũng là luật của tình yêu, bằng chứng là ở đây Chúa Giêsu trưng dẫn hai câu trong sách Nhị Luật. Nét đặc sắc của sứ điệp Kitô giáo là tình yêu đối với người thân cận là bí tích tình yêu của Thiên Chúa. Xưa nếu có vài người giải thích Luật cho rằng điều răn dạy yêu mến người thân cận chỉ giới hạn vào những người Ít-ra-en mà thôi, thì đa số vẫn chủ trương một tình yêu phổ quát. Ở đây cũng như ở bất cứ nơi nào, Chúa Giêsu không phá hủy Luật, Người làm cho Luật nên hoàn hảo.
Yêu thương những người không đáng yêu
Khác với con người, Thiên Chúa không trông mong gì chúng ta là những người dễ thương. Tình yêu của Chúa là tình yêu tạo nên tính dễ thương, và đó hẳn là điều Chúa muốn diễn tả khi dạy ta yêu thương những kẻ thù địch của ta.
Ta không yêu mến anh em ta như yêu những trái táo. Tình yêu Kitô giáo không phải là bộ phận rung làm cho trái tim hay thân xác ta rung động lên trước người hay vật nào đó hấp dẫn ta. Thứ tình yêu bản năng này chẳng có gì là phong phú, bởi lẽ đó không phải là tình yêu tự do.
Người ta sẽ nhận ra bạn yêu mến anh em bạn thực bằng một tình yêu phổ quát khi tình yêu ấy sẽ là tình yêu nhưng không, chẳng màng biết ơn, khi những người được yêu mến đó sẽ không phải là những kẻ dễ thương. Chúa Giêsu đã hiến mạng sống Người vì ta, đang khi ta là những tội nhân, giáo huấn của Chúa là thế đó. Yêu mến người khác dựa trên nền tảng là vẻ hấp dẫn, chẳng cần phải có điều răn, nhưng đúng là cần phải có Mạc khải của Chúa để ta nhận ra tình yêu nhưng không của Chúa đối với ta và Thần khí của Người ở trong ta để thực hiện tình yêu ấy.
SUY NIỆM 3: Ðạo của tình thương
Các nhà luật sĩ trong dân Israel thời Chúa Giêsu thường có hai khuynh hướng như sau:
- Một là chia những luật chính yếu thành hàng trăm luật nhỏ, thành những chi tiết tỉ mỉ.
- Hai là tổng kết tất cả các luật thành một hai luật hết sức tổng quát. Trường hợp thứ hai này xảy ra khi một luật sĩ hỏi Chúa Giêsu về điều răn nào quan trọng nhất.
Ðiều mới mẻ trong giáo huấn của Chúa Giêsu như được ghi lại ở đây không phải là nội dung của giới răn, bởi vì Chúa Giêsu nhắc đến những câu Kinh Thánh thật quen thuộc đối với người Do Thái, từ sách Ðệ Nhị Luật và sách Lêvi. Nhưng điều mới mẻ ở đây là sự liên kết giữa hai giới răn yêu mến Thiên Chúa và yêu thương người lân cận. Người luật sĩ chỉ hỏi Chúa Giêsu về điều răn nào quan trọng nhất, nhưng khi trả lời, Chúa Giêsu đã nói thêm điều răn thứ hai, được liên kết chặt chẽ với điều răn thứ nhất, đó là yêu thương anh chị em. Ðiều răn này cũng giống như điều răn thứ nhất, hay đúng hơn hai khía cạnh yêu Chúa và yêu người đã được Chúa Giêsu hòa nhập thành một chứ không còn là hai giới răn nữa.
Tại sao hai tình yêu này không thể tách rời ra được? Thử hỏi con người có thể chỉ yêu mến Thiên Chúa và không yêu thương anh chị em của mình hay không?
Thánh Gioan đã đặt ra cùng một câu hỏi trên và câu trả lời của ông là: "Chúng ta yêu thương bởi vì Chúa đã yêu thương chúng ta trước. Nếu ai nói tôi yêu mến Thiên Chúa và ghét bỏ anh chị em thì người đó là kẻ nói láo. Thật vậy, ai không yêu mến người anh chị em mà mình trông thấy thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà mình không trông thấy. Ðây là mệnh lệnh chúng ta đã nghe từ Chúa: "Ai yêu mến Thiên Chúa thì cũng yêu thương anh chị em mình" (1Ga 4,19 tt). Chúa Giêsu quả quyết mạnh mẽ như sau: "Mỗi lần các con làm những điều này cho một trong các anh em bé nhỏ của Ta đây, là các con làm cho chính Ta". Và khi từ biệt các môn đệ trong bữa tối Tiệc Ly, Chúa Giêsu đã sửa lại, hay đúng hơn đã kiện toàn hóa mức độ của Cựu Ước để đo lường tình yêu Chúa. Chúa Giêsu đã thay thế mức độ yêu thương như chính mình thành "yêu thương như Thầy đã yêu thương". Chúa đã ra lệnh cho các môn đệ như sau: "Thầy ban cho các con một điều răn mới, các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con. Các con cũng hãy yêu thương nhau như vậy. Từ dấu này, người ta sẽ nhận biết các con là môn đệ của Thầy, nếu các con yêu thương nhau" (Ga 13, 34 tt).
Mức độ yêu thương như Chúa đã yêu thương là yêu thương cho đến hiến thân mình, cho đến việc hy sinh mạng sống mình. Thiên Chúa và con người là hai đối tượng khác nhau của tình yêu thương, nhưng đối với Chúa Giêsu thì không thể tách rời tình yêu Chúa ra khỏi tình yêu thương con người. Luật yêu thương là luật của Tin Mừng, đó là Tin Mừng của tình yêu Thiên Chúa đối với mỗi người chúng ta cũng như đối với tất cả anh chị em, vì Ngài là Cha của tất cả mọi người. Cuối cùng, đạo của Chúa là đạo của tình thương. Và chúng ta phải làm chứng cho đức tin của mình bằng tình yêu thương đối với Chúa và anh chị em chung quanh.
Lạy Chúa là Cha chúng con, Ðấng chúng con yêu mến và phụng sự trọn cả tâm hồn.
Xin thương đổ tràn xuống trên chúng con tình yêu Chúa để chúng con có thể chu toàn giới răn yêu thương anh chị em như chính Chúa đã nêu gương.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét