GIA ĐÌNH THÁNH TÂM

Thứ Năm, 16 tháng 5, 2013

Giáo xứ Tân Việt -Thánh lễ Kỷ niệm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima làn thứ 1



BÍ MẬT THỨ BA FATIMA


GIỚI THIỆU


Trong lúc thiên niên kỷ thứ hai bước sang thiên niên kỷ thứ ba Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã quyết định cho công bố văn bản phần thứ III của “Bí mật Fatima”.


Sau những biến cố thảm khốc và ác độc của thế kỷ XX, một trong những biến cố quan trọng nhất của lịch sử con người, đạt tới cực độ với việc ám sát đẫm máu xẩy ra cho “Vị Kitô hiền dịu trên mặt đất này”, và như vậy đã mở bức màn che trên thực tại làm nên lịch sử và chú giải một cách sâu xa theo chiều kích thiêng liêng mà tâm thức của người thời nay thường bị nhiễm độc với thuyết duy lý phản kháng lại.


Những cuộc hiện ra và những điềm lạ siêu nhiên đã đánh dấu lịch sử này, đi vào chính cái sống động nhất của các biến cố xẩy ra cho con người và theo sát hành trình của thế giới, làm cho các tín hữu và những người không tin phải ngỡ ngàng. Các thị kiến này, không thể đi ngược lại với nội dung của việc loan báo Chúa Kitô, phải quy hướng về đối tượng trung tâm là việc loan báo Chúa Kitô: tình yêu Chúa Cha làm phát sinh nơi con người việc ăn năn hối cải và ban cho họ ơn thánh để hoàn toàn phú thác nơi Ngài cùng với tâm tình con cái hiếu thảo. Đó cũng là sứ điệp Fatima, mà hiển nhiên sứ điệp này là một lời kêu gọi thống thiết hãy hối cải và đền tội, và như vậy thực tế điều này lại đi vàochính cốt lõi của Tin Mừng.


Chắc chắn Fatima là cuộc hiện ra mang tính cách tiên tri rõ ràng nhất trong các cuộc hiện ra thời nay. Phần thứ I và thứ II của “Bí mật” – đã được công bố theo thứ tự với đầy đủ tài liệu – mà nội dung nhắm tới là việc cho xem thấy một cách kinh hoàng cảnh tượng hỏa ngục, và nói về lòng sùng kính Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria, cũng như thế chiến thứ II, và tiên báo những tai ương vô nhân đạo do Nước Nga làm cho nhân loại, khi nước này phủ nhận đức tin Kitô giáo và chấp nhận chủ thuyết độc tài cộng sản.


Không ai vào năm 1917 đã có thể tưởng tượng ra tất cả những điều này: ba con trẻ chăn chiên ở làng Fatima trông thấy, nghe được, nhớ lại được, và Lucia, người chứng còn sống sót, trong khi được lệnh Đức Giám Mục Giáo Phận Leiria và được phép của Đức Mẹ đã ghi lại những điều này.


Về việc mô tả phần thứ I và thứ II của “Bí mật” , đã được công bố và mọi người đều biết, đã dùng bản văn do Chị Lucia viết trong bản Hồi ký thứ ba ngày 31-8-1941; trong tập hồi ký thứ tư ngày 8-12-1941, có thêm một vài chú thích.


Phần thứ III của “Bí mật” được viết ra do lệnh của Đức Giám Mục Giáo Phận Leiria và của Mẹ rất thánh . . . .” ngày 3-1-1944.


Chỉ có một bản thảo. Sau đó được chụp lại. Phong thư được đóng ấn kín trước đó do Đức Giám Mục Giáo Phận Leiria thực hiện. Để có thể bảo toàn cách trọn vẹn hơn “Bí mật”, phong thư này đã được trao cho Văn khố mật của Bộ Đức Tin ngày 4-4-1957. Chị Lucia được Đức Giám Mục Giáo Phận Leiria báo cho biết việc này.


Theo các ghi chú của Văn khố mật, và với sự chấp thuận của Đức Hồng Y Alfredo Ottaviani, ngày 17-8-1959 Viên giám chức trách nhiệm của Bộ Đức Tin, Cha Pierre Paul Philippe, O.P., đã mang phong thư trên đây có chứa phần thứ III của “Bí mật Fatima” trình lên Đức Thánh Cha Gioan XXIII. “Sau một lúc ngần ngừ”, Đức Thánh Cha nói: “Chúng ta hãy chờ đã. Tôi sẽ cầu nguyện. Ta sẽ cho biết điều Ta quyết định”.


Quả vậy Đức Thánh Cha Gioan XXIII đã quyết định trả lại phong thư đóng ấn kín cho Bộ Đức Tin và không công bố phần thứ III của “Bí mật”.


Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã đọc nội dung cùng với Đức Cha Tổng Thư Ký Nội Vụ (il Sostituto) của Phủ Quốc Vụ Khanh, Đức Tổng Giám mục Angelo Dell’Acqua, ngày 27-3-1965, và gửi lại cho Bộ Đức Tin phong thư, cùng với quyết định không công bố bản văn.


Về phần Ngài, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã truyền đem phong thư có phần thứ III của “Bí mật” sau vụ khủng bố ngày 13-5-1981 xẩy ra. Đức Hồng Y Franjo Seper, Tổng Trưởng Bộ Đức Tin, đã trao cho Đức Tổng Giám Mục Eduardo Martinez Somalo, Tổng thư Ký Nội Vụ thuộc Phủ Quốc Vụ Khanh, ngày 18-7-1981, hai phong thư – một phong thư trắng, có nguyên bản của Nữ Tu Lucia viết bằng tiếng Bồ Đào Nha, – và một phong thư khác mầu cam, với bản dịch “Bí mật” sang tiếng Ý. Ngày 11-8 sau đó, Đức Cha Martinez đã trả lại hai phong thư đó cho Văn khố mật của Bộ Đức Tin.


Như người ta nhận thấy, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nghĩ ngay tới việc dâng hiến thế giới cho Trái Tim Cực sạch Mẹ Maria và chính Ngài đã sáng tác bản kinh mà Ngài định nghĩa là “Việc Dâng hiến”, được cử hành tại Nhà Thờ Đức Bà Cả, ngày 7-6-1981, Lễ Trọng Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, ngày được chọn để tưởng nhớ 1600 năm cử hành Công Đồng chung Constantinopolitano, và 1550 năm cử hành Công Đồng chung Ephêsô. Vì lý do sức khỏe Đức Thánh Cha phải vắng mặt một cách bất khả kháng, nên lời huấn dụ của Ngài được truyền đi qua một băng đã ghi sẵn. Chúng tôi ghi lại đây bản văn chép lại đúng bản văn Việc dâng hiến:


“Ôi Mẹ là Mẹ của loài người và của mọi dân tộc, Mẹ biết tất cả những đau khổ và những hy vọng của họ, với tình người mẹ, Mẹ cảm nhận được tất cả những cuộc chiến đấu giữa sự lành và sự dữ, giữa ánh sáng và bóng tối, đang ảnh hưởng tới thế giới, xin Mẹ nhận lấy tiếng than van của chúng con trong Chúa Thánh Thần đang vang vọng trực tiếp tới trái tim của Mẹ và xin Mẹ lấy tình thương hiền mẫu của Mẹ và của Người Tớ Nữ của Chúa mà ôm ấp trong vòng tay Mẹ những ai đang mong chờ cử chỉ này hơn hết, và cùng với những người mà Mẹ mong chờ sự trao phó này một cách đặc biệt. Xin Mẹ nhận lấy toàn thể gia đình nhân loại dưới sự che chở hiền mẫu của Mẹ, và với tất cả tình thân thương, chúng con đem gia đình nhân loại này đến trao phó cho Mẹ, ôi Lạy Mẹ. Xin làm cho thời gian hòa bình và tự do, thời gian của sự thật, của công lý và của hy vọng tới gần gũi mọi người”.


Nhưng để đáp ứng cách trọn vẹn hơn những đòi hỏi của “Bà” nên trong Năm Thánh Cứu Chuộc, Đức Thánh Cha đã muốn một cách rõ ràng là thực hiện việc trao phó vào ngày 7-6-1981, được lặp lại tại Fatima ngày 13-5-1982. Trong khi nhớ lại lời thưa Fiat được Mẹ Maria nói lên vào lúc truyền tin, thì ngày 25-3-1984, tại Quảng Trường Thánh Phêrô, cùng với sự hiệp nhất thiêng liêng của tất cả các Giám Mục trên thế giới, đã được “triệu tập lại” trước đó, Đức Thánh Cha đã trao phó cho Trái Tim Vẹn Sạch Đức Mẹ Maria tất cả loài người và mọi dân tộc, cùng với việc lặp lại và nhấn mạnh các lời nói thống thiết được đọc lên vào năm 1981, như sau:


“Vì thế, ôi lạy Mẹ, là Mẹ của loài người và của mọi dân tộc, Mẹ biết tất cả những đau khổ và những hy vọng của họ, với tình hiền mẫu, Mẹ cảm nhận được tất cả những cuộc chiến đấu giữa sự lành và sự dữ, giữa ánh sáng và bóng tối, đang ảnh hưởng tới thế giới, xin Mẹ nhận lấy tiếng than van của chúng con do Chúa Thánh Thần thúc đẩy, đang vang vọng trực tiếp tới trái tim của Mẹ: xin Mẹ lấy tình thương hiền mẫu của Mẹ và của Người Tớ Nữ của Chúa mà ôm ấp thế giới loài người chúng con, mà chúng con trao phó và dâng hiến cho Mẹ, chúng con là những kẻ đầy lo âu cho số phận trần thế và đời đời của con người và của các dân tộc. Một cách đặc biệt, chúng con trao phó và dâng hiến những người và những dân tộc đang cần sự trao phó và sự dâng hiến này một cách đặc biệt.


“Dưới sự che chở của Mẹ chúng con chạy đến tìm nơi nương ẩn, Lạy Rất Thánh Đức Mẹ Chúa Trời”! Xin Mẹ đừng khinh chê các lời khẩn nguyện của chúng con đang sống trong cơn thử thách!”


Rồi một cách mạnh mẽ hơn và cụ thể hơn, Đức Thánh Cha tiếp tục nhắc tới và như là lời chú giải Sứ điệp Fatima trong hình thức các lời minh xác buồn thảm:


“Này đây, ở trước nhan thánh Mẹ, lạy Mẹ Chúa Kitô, ở trước Trái Tim Vẹn Sạch của Mẹ, chúng con ước mong, cùng với tất cả Giáo Hội, Mẹ hiệp nhất chúng con với việc dâng hiến mà, mà Con Mẹ, vì yêu thương chúng con, Ngài đã dâng hiến chính mình cho Chúa Cha: “Ngài nói: vì họ mà con hiến dâng chính mình con để họ cũng được dâng hiến trong sự thật” (Ga 17, 19). Chúng con muốn hiệp nhất chúng con với Đấng Cứu Chuộc chúng con trong việc dâng hiến này vì thế giới và vì con người, mà trong Trái Tim của Ngôi Thiên Chúa việc dâng hiến này có sức đón nhận cho chúng con ơn tha thứ và cầu bầu cho chúng con ơn đền bù tội lỗi.


Quyền năng của việc dâng hiến này kéo dài qua mọi thời đại và ôm ấp tất cả mọi người, mọi dân tộc và mọi quốc gia, và vượt thắng mọi sự dữ, mà quyền lực của bóng tối có khả năng đặt vào trong tâm hồn con người và trong lịch sử của con người và, quả thế, sự dữ đang áp đặt vào trong thời đại của chúng con.


Ôi, tự thâm tâm chúng con cảm thấy nhu cầu lớn lao biết bao phải thể hiện việc dâng hiến này cho nhân loại và cho thế giới: cho thế giới hiện đại của chúng con, trong sự hiệp nhất với chính Chúa Kitô. Hành động cứu chuộc của Chúa Kitô, quả thực, phải được thế giới tham dự vào qua trung gian của Giáo Hội.


Điều này đang được hiển hiện ra trong Năm Thánh Cứu Chuộc này: Năm Thánh ngoại lệ của tất cả Giáo hội.


Lạy Mẹ, xin chúc tụng Mẹ, trong Năm Thánh này, chúc tụng Mẹ trên hết mọi tạo vật, Mẹ là Nữ tớ của Chúa, mà trong cách trọn vẹn nhất Mẹ đã vâng theo tiếng Thiên Chúa gọi! Lạy Mẹ, xin kính chào Mẹ, Mẹ hoàn toàn hiệp nhất với việc thánh hiến cứu chuộc của Con Mẹ” !


Lạy Mẹ của Giáo Hội! Xin Mẹ soi sáng Dân Thiên Chúa trên con đường đức tin, đức cậy và đức ái! Đặc biệt xin Mẹ soi sáng các dân tộc mà Mẹ chờ mong chúng con dâng hiến và phó thác cho Mẹ. Xin Mẹ giúp chúng con sống trong sự thật của việc dâng hiến Chúa Kitô thực hiện cho toàn thể gia đình nhân loại trong thế giới ngày nay.


Lạy Mẹ, khi phú thác cho Mẹ tất cả mọi người và mọi dân tộc, chúng con phú thác cả việc hiến dâng thế giới, đặt sự hiến dâng này trong trái tim hiền mẫu của Mẹ.


Ôi lạy Trái Tim Vẹn Sạch! Xin giúp chúng con thắng được mỗi đe dọa của sự dữ, vì điều dữ dễ ăn rễ sâu vào con tim của con người ngày nay và trong những hậu quả không thể đo lường được đã đè nặng trên sự sống ngày nay và dường như khép chặt những nẻo đường hướng về tương lai!


Xin cứu thoát chúng con khỏi nạn đói kém và chiến tranh! Xin cứu chữa chúng con!


Cho khỏi hiểm họa chiến tranh nguyên tử, cho khỏi cơn tự diệt vong tàn khốc không thể lường được, cho khỏi mọi cuộc chiến tranh! Xin cứu chữa chúng con!


Cho khỏi những tội ác chống lại sự sống của con người ngay từ khi mới khởi đầu. Xin cứu chữa chúng con!


Xin cứu chữa chúng con khỏi sự hận thù ghen ghét và và những điều làm hoen ố chức vị làm Con Thiên Chúa, Xin cứu chữa chúng con!


Xin cứu chữa chúng con khỏi mọi hình thức bất công trong đời sống xã hội, quốc gia và quốc tế. Xin cứu chữa chúng con!


Cho khỏi tâm thức dễ dàng chà đạp lên các giới răn của Thiên Chúa. Xin cứu hcữa chúng con!


Cho khỏi cơn cám dỗ làm che lấp trong con tim loài người trước chính sự thật về Thiên Chúa. Xin cứu chữa chúng con!


Cho khỏi cảnh thác loạn lương tâm về sự lành và sự dữ. Xin cứu chữa chúng con!


Cho khỏi mọi tội chống lại Chúa Thánh Thần. Xin cứu chữa chúng con! Xin cứu chữa chúng con!


Lạy Mẹ Chúa Kitô, xin nhận lấy tiếng kêu than vang lên đây chứa đầy những đau khổ của tất cả mọi người! Chứa đựng đầy những đau khổ của toàn thể xã hội!


Với quyền lực của Chúa Thánh Thần xin Mẹ giúp chúng con thắng được mọi tội lỗi: tội của con người, và “tội của thế giới”, tội lỗi trong mọi hình thức xuất hiện của nó.


Một lần nữa, xin cho xuất hiện ra trong lịch sử của thế giới quyền năng vô cùng có sức cứu rỗi của công cuộc cứu chuộc: quyền năng của Tình yêu thương xót! Chớ gì tình yêu này chặn đứng sự dữ! Xin biến đổi các lương tâm! Trong Trái Tim Vẹn Sạch của Mẹ xin tỏ ra cho mọi người ánh sáng của niềm hy vọng!” .


Chị Lucia đã xác nhận là việc dâng hiến trọng thể và phổ quát như mô tả trên đây là điều phù hợp với điều Đức Mẹ muốn (“Sim, està feita, tal como Nossa Senhora a pediu, desde o dia 25 Março de 1984) : “Phải, điều đó dã thực hiện, như Đức Mẹ đã xin, ngày 25-3-1984”: thư viết ngày 8-11-1989. Vì thế mọi cuộc bàn cãi tranh luận và mọi lời xin sau này đều không có nền tảng.


Trong tài liệu được đưa ra còn thêm vào những bản thảo của Chị Lucia 4 bản văn khác:


1) thư của Đức Thánh Cha gửi cho Chị Lucia ngày 19-4-2000;


2) một bài tường thuật cuộc nói truyện với Chị Lucia ngày 27-4-2000;


3) một thông cáo được Đức Hồng Y Angelo Sodano, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, tuyên đọc tại Fatima ngày 13-5-2000, do lệnh của Đức Thánh Cha truyền dạy;


4) Một bài chú giải thần học của Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, Tổng Trưởng Bộ Đức Tin, soạn ra.


Một chỉ dẫn để giải thích phần thứ III của “bí mật” đã được Chị Lucia làm ra trong một bức thư gửi cho Đức Thánh Cha ngày 12-5-1982. Trong đó Chị nói như sau:


“Phần thứ III của bí mật gợi ý tới những lời của Đức Mẹ: ‘Nếu không thì [Nước Nga] sẽ gieo kinh hoàng sợ hãi trong khắp thế giới, gây ra cảnh chiến tranh và bắt bớ Giáo Hội. Người lành sẽ bị tử đạo, Đức Thánh Cha sẽ phải đau khổ rất nhiều, một số dân nước sẽ bị hủy diệt’ (13-7-1918).


Phần thứ III của bí mật là một mặc khải mang tính cách biểu hiệu, gợi ý tới phần này của Sứ điệp, bị điều kiện hóa bởi sự kiện là chúng ta chấp nhận hay không điều mà chính Sứ điệp đòi hỏi chúng ta: “Nếu họ chấp nhận các điều Mẹ xin, Nước Nga sẽ trở lại và họ sẽ có hòa bình; bằng nếu họ không chấp nhận, thì Nước Nga sẽ làm lan tràn các sai lầm của mình trên khắp thế giới, v.v..”


Từ khi chúng ta không lưu ý tới lời kêu gọi trên đây của Sứ điệp, chúng ta nhận ra rằng Sứ điệp đó không được thực hiện, Nước Nga đã xâm chiếm thế giới cùng với các sai lầm của mình. Và nếu chúng ta chưa nhận thấy sự hoàn tất được thể hiện cách đầy đủ liên hệ tới phần chót của lời tiên tri này, chúng ta thấy rằng chúng ta đã bước đi dò dẫm với những bước thật rộng rãi. Nếu chúng ta từ khước con đường tội lỗi, hận thù ghét ghen, con đường báo oán, bất công, khi lỗi phạm các quyền của nhân phẩm, của sự vô luân và của bạo lực v.v. . .


Và chúng ta không thể nói rằng như thế Thiên Chúa trừng phạt chúng ta; trái lại chính con người tự họ đã chuẩn bị hình phạt cho chính mình. Thiên Chúa đã cảnh cáo chúng ta một cách thật là nhân từ lo lắng cho ta và kêu gọi đi vào con đường lành, khi tôn trọng sự tự do mà Ngài đã ban cho ta, vì thế con người mang lấy trách nhiệm của mình”.


Quyết định của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II cho công bố phần thứ III của “Bí mật” Fatima chấm dứt một quãng đường của lịch sử, được ghi dấu bởi những ý muốn thảm khốc của quyền lực và của sự ác, nhưng quãng đường lịch sử này lại thấm nhuần đầy tình yêu nhân từ thương xót của Thiên Chúa và đầy sự lo lắng canh chừng thân thương của Mẹ Chúa Giêsu và Mẹ của Giáo Hội.


Hành động của Thiên Chúa, Chúa của lịch sử, và việc đồng trách nhiệm của con người trong cái tự do bi thảm và rất phong phú, đó là hai chốt cửa trên đó lịch sử nhân loại được xây dựng nên.


Đức Mẹ Maria hiện ra ở Fatima kêu mời chúng ta nhớ lại các giá trị trên đã bị rơi vào quên lãng, kêu mời chúng ta hướng về tương lai của con người trong Thiên Chúa, trong đó chúng ta là thành phần tích cực và đầy trách nhiệm.


+ TGM Tarcisio Bertone
Nguyên Tổng Giám Mục Gp. Vercelli
Tổng Thư Ký Bộ Giáo Lý Đức Tin

Xem thêm hình xin click vào đây:
http://www.menchuayeunguoi.com/images/stories/hashgiaohoi18/gxtanvietlekyniemducmehienrataifatima/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét