Chúa Nhật II Phục Sinh Năm B
BÀI ĐỌC I: Cv 4, 32-35
"Họ đồng tâm nhất trí".
Trích sách Tông đồ Công vụ.
Lúc bấy giờ tất cả đoàn tín hữu đông đảo đều đồng tâm nhất trí. Chẳng ai kể của gì mình có là của riêng, song để mọi sự làm của chung. Các tông đồ dùng quyền năng cao cả mà làm chứng việc Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, sống lại. Hết thảy đều được mến chuộng. Vì thế, trong các tín hữu, không có ai phải túng thiếu. Vì những người có ruộng nương nhà cửa đều bán đi và bán được bao nhiêu tiền thì đem đặt dưới chân các tông đồ. Và người ta phân phát cho mỗi người tuỳ theo nhu cầu của họ. Đó là lời Chúa.
ĐÁP CA: Tv 117, 2-4. 16ab -18. 22-24
Đáp: Hãy cảm tạ Chúa, vì Chúa hảo tâm, vì đức từ bi của Người muôn thuở (c. 1).
Hoặc đọc: Alleluia.
Xướng: 1) Hỡi nhà Israel, hãy xướng lên: "Đức từ bi của Người muôn thuở". Hỡi nhà Aaron, hãy xướng lên: "Đức từ bi của Người muôn thuở". Hỡi những người tôn sợ Chúa, hãy xướng lên: "Đức từ bi của Người muôn thuở". - Đáp.
2) Tay hữu Chúa đã cất nhắc tôi lên, tay hữu Chúa đã hành động mãnh liệt. Tôi không chết, nhưng tôi sẽ sống, và tôi sẽ loan truyền công cuộc của Chúa. Chúa sửa trị, Chúa sửa trị tôi, nhưng Người đã không nạp tôi cho tử thần. - Đáp.
3) Phiến đá mà những người thợ xây loại bỏ, đã biến nên tảng đá góc tường. Việc đó đã do Chúa làm ra, việc đó kỳ diệu trước mắt chúng ta. Đây là ngày Chúa đã thực hiện, chúng ta hãy mừng rỡ hân hoan về ngày đó. - Đáp.
BÀI ĐỌC II: 1 Ga 5, 1-6
"Mọi cái sinh ra bởi Thiên Chúa đều chiến thắng thế gian".
Trích thư thứ nhất của Thánh Gioan Tông đồ.
Các con thân mến, ai tin rằng Đức Giêsu là Đấng Kitô, thì kẻ ấy sinh bởi Thiên Chúa, và ai yêu mến Đấng sinh thành, thì cũng yêu mến kẻ sinh ra bởi Đấng đó. Cứ dấu này chúng ta nhận biết rằng chúng ta yêu mến con cái Thiên Chúa, là khi chúng ta yêu mến Thiên Chúa và thực hành các giới răn Người. Vì chưng, lòng yêu mến Thiên Chúa là chúng ta tuân giữ giới răn Người, và giới răn của Người không nặng nề.Vì những gì sinh bởi Thiên Chúa đều chiến thắng thế gian, và đây là cuộc thắng trận thế gian, là chính đức tin của chúng ta. Ai là người chiến thắng thế gian, nếu không phải là người tin rằng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa? Đấng đã đến nhờ nước và máu, chính là Đức Giêsu Kitô, không phải trong nước mà thôi, nhưng trong nước và máu nữa, có Thánh Thần làm chứng rằng Chúa Kitô là chân lý. Đó là lời Chúa.
ALLELUIA: Ga 20, 29
Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Tôma, vì con đã xem thấy Thầy, nên con đã tin. Phúc cho những ai đã không thấy mà tin". - Alleluia.
PHÚC ÂM: Ga 20, 19-31
"Tám ngày sau Chúa Giêsu hiện đến".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Vào buổi chiều ngày thứ nhất trong tuần, những cửa nhà các môn đệ họp đều đóng kín, vì sợ người Do-thái, Chúa Giêsu hiện đến, đứng giữa các ông và nói rằng: "Bình an cho các con". Khi nói điều đó, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn Người. Bấy giờ các môn đệ vui mừng vì xem thấy Chúa. Chúa Giêsu lại phán bảo các ông rằng: "Bình an cho các con. Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con". Nói thế rồi, Người thổi hơi và phán bảo các ông: "Các con hãy nhận lấy Thánh Thần, các con tha tội ai, thì tội người ấy được tha. Các con cầm tội ai, thì tội người ấy bị cầm lại". Bấy giờ trong Mười hai Tông đồ, có ông Tôma gọi là Điđymô, không cùng ở với các ông, khi Chúa Giêsu hiện đến. Các môn đệ khác đã nói với ông rằng: "Chúng tôi đã xem thấy Chúa". Nhưng ông đã nói với các ông kia rằng: "Nếu tôi không nhìn thấy vết đinh ở tay Người, nếu tôi không thọc ngón tay vào lỗ đinh, nếu tôi không thọc bàn tay vào cạnh sườn Người, thì tôi không tin".
Tám ngày sau, các môn đệ lại họp nhau trong nhà và có Tôma ở với các ông. Trong khi các cửa vẫn đóng kín, Chúa Giêsu hiện đến đứng giữa mà phán: "Bình an cho các con". Đoạn Người nói với Tôma: "Hãy xỏ ngón tay con vào đây, và hãy xem tay Thầy; hãy đưa bàn tay con ra và xỏ vào cạnh sườn Thầy; chớ cứng lòng, nhưng hãy tin". Tôma thưa rằng: "Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con!" Chúa Giêsu nói với ông: "Tôma, vì con đã xem thấy Thầy, nên con đã tin. Phúc cho những ai đã không thấy mà tin".
Chúa Giêsu còn làm nhiều phép lạ khác trước mặt các môn đệ, và không có ghi chép trong sách này. Nhưng các điều này đã được ghi chép để anh em tin rằng Chúa Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sống nhờ danh Người.
Đó là lời Chúa.
|
NHÂN CHỨNG PHỤC SINH
Suy niệm Tin Mừng CN 2 PS 2012
Suy niệm Tin Mừng CN 2 PS 2012
“Vào chiều ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do Thái, Ðức Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói: "Chúc anh em được bình an !" Vâng, các môn đệ thường họp nhau cầu nguyện sau khi Chúa Giêsu bị treo trên Thập Giá.
Xin điểm lại chút tâm tình của những môn đệ Chúa Giêsu: Thầy mình bị giết chết. Mộng khôi phục giang sơn cũng đổ vỡ tan tành. Còn gì nữa đâu mà nghĩ đến chuyện công danh. Tưởng đã đành bó tay, bó gối, bó cả cuộc đời mình trong nỗi buồn vô vọng. Nhưng không, anh em vẫn bên nhau âm thầm gẫm suy và hâm nóng, một Niềm Tin, một Đức Cậy, một Lòng Mến bao la. Sớm tối bên nhau nhìn nhau không nói nổi một câu, huống nữa một lời ca. Chỉ cần có bên nhau đủ ấm lòng… chiến sĩ. Và họ đã ngộ ra Thầy mình chết đi là để chu toàn thiên ý. Họ cùng dâng kinh nguyện trầm tưởng lại bao kỷ niệm dấu yêu. Vâng, họ bất an trước những tiêu điều. Và lúc ấy, tình hiệp thông cộng đoàn trở nên sức mạnh đỡ nâng nhau trong chiều đời bão tố.
Từ chuyện các môn đệ Chúa Giêsu đến chuyện ta: kỷ niệm một tháng tư nào vẫn còn đó. Người ra đi, người di tản bồng bế nhau chen lấn đến hỗn độn tư bề. Có mấy chút ngoái lại nhìn một cõi thực nhà quê, và chút nuối tiếc thuở quê nhà bình yên trên lưng trâu đồi cỏ. Rồi sau đó, những ngày đời mới keng bắt đầu không lối ngõ. Người người bên nhau vui chuỗi hạt lời kinh. Tình hiệp thông nên sức mạnh vô hình, giúp chúng mình vượt vô vọng vì niềm tin Phục Sinh như ánh hồng phía trước.
Sau vài chục năm trên hành trình xuôi ngược, tình hiệp thông ngày gian khổ nay còn đâu ? Sống chết mặc ai giữa những tang thương, oan nghiệt, cơ cầu. Đèn nhà ai nấy tỏ, ngõ nhà ai nấy biết ! Nếu có ai đó thắp đèn lên thì cũng chỉ là Niềm Tin riêng biệt của riêng họ ?!?Hoặc có kẻ la làng vì bị cưỡng chế, bạo lực, trấn lột hay đàn áp, thì ai nấy cũng vẫn cứ lặng thinh. “Sống chết mặc bay !” Tôi chỉ biết đọc kinh ở nhà mình, cầu nguyện cho nhà mình, xin Chúa thương nhà mình… là đã đủ xứng danh mình con nhà có Đạo.
Thật là trâng tráo ! Thảo nào, chưa có thể nhận được một lời chúc… bình an !
Trang Tin Mừng hôm nay không là những tiếng trách cứ hay thở than, nhưng là Niềm Vui, là Bình An đích thực cho những người gắn bó cùng nhau giữa những giờ phút tuyệt vọng. Chúng ta, hãy nhìn lại nhau đi trong những ngày dầu sôi lửa bỏng, và hỏi lại lòng mình xem có còn nghĩ đến nhau chăng ?
……
Hôm ấy, chẳng biết Toma đã đi đâu mà không gặp được Chúa Phục Sinh vẫn còn mang đầy thương tích. Tình hiệp thông chia nhau trong từng hồi bi kịch và trong cả niềm vui từ Thương Khó đến Phục Sinh. Vì thế, anh em không giữ lấy niềm vui cho riêng mình, nhưng mừng rỡ báo cho Toma rằng Thầy mình đã sống lại.
……
Hôm ấy, chẳng biết Toma đã đi đâu mà không gặp được Chúa Phục Sinh vẫn còn mang đầy thương tích. Tình hiệp thông chia nhau trong từng hồi bi kịch và trong cả niềm vui từ Thương Khó đến Phục Sinh. Vì thế, anh em không giữ lấy niềm vui cho riêng mình, nhưng mừng rỡ báo cho Toma rằng Thầy mình đã sống lại.
Lòng Toma tê tái. Chỉ một mình tôi vô phước như vậy sao ? Dẫu biết rằng anh em mình đã sống chết có nhau, nhưng tin được người làm chứng không hẳn là chuyện dễ. Thiết tưởng, ông “cứng tin”, nhưng không phải là cứng lòng tin vào chuyện Thầy mình có sống lại hay không, mà là khó tin vào các nhân chứng Phục Sinh là chính anh em thân quen thường ngày của mình. Bởi vậy, “nếu tôi không gặp được Thầy mình, xỏ ngón tay tôi vào lỗ đinh, thọc bàn tay tôi vào vết đòng” thì chưa an tâm được !
Hôm nay, vẫn còn bao nhiêu người như Toma thuở trước, muốn xỏ ngón tay vào lỗ đinh, thọc bàn tay vào vết đòng của chính nhân chứng Phục Sinh. Như vậy, phải chăng là muốn rao giảng Chúa Phục Sinh, trước tiên phải chịu đóng đinh, phải chết đi chính mình, và sống lại cùng Chúa Phục Sinh, thì may ra lời chứng của chúng ta mới là lời chứng thuyết phục ư ?
Không trách gì chuyện còn hơn 90% người Việt là lương dân. Có thể bởi vì chúng ta đã loan Tin Mừng Phục Sinh mà không chấp nhận hy sinh, chấp nhận chịu đóng đinh, chấp nhận thiệt thân như Chúa Giêsu đã căn dặn: “Hãy làm việc này để nhớ đến ta”. “Việc này” chắc hẳn không phải là cử hành một nghi thức, nhưng là “hiến thân mình” cho phần rỗi của mọi người.
Trong website của HĐGMVN ( WHĐ ) có đoạn trích lời Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, Sứ Thần Toà Thánh không thường trú tại Việt Nam trao đổi với các Đức Cha:
“Khởi đầu, trong bối cảnh Phụng Vụ của Giáo Hội đầu tuần Bát Nhật Phục Sinh, Đức Tổng có đôi lời chia sẻ tâm tình về niềm tin Phục Sinh. Cũng như Chúa Giêsu đã sống lại và ra khỏi mộ, Hội Thánh Việt Nam cũng cần trỗi dậy, thoát khỏi những từ ngữ “chết” trong quyển Sách Thánh để hạ sinh thành Lời rao giảng sống động trong cuộc sống; Hội Thánh Việt Nam không chỉ khép kín trong những mối quan tâm nội bộ, nhưng phải bước ra dấn thân cho công cuộc Loan Báo Tin Mừng cho lương dân; cụ thể tại Việt Nam còn hơn 90% anh chị em chưa nghe loan báo Tin Mừng; cuối cùng mỗi cá nhân mục tử cũng cần phải ra khỏi mộ tối để chiếu sáng sự thánh thiện của mình trong việc hi sinh tận tình chăm sóc đoàn chiên đã được giao phó cho mình…”
Thiết tưởng Đức Tổng Giám Mục, cách nào đó đã đánh giá rằng: Giáo Hội Việt Nam đã có “Tình Hiệp Thông” trong hoàn cảnh mới, nhưng tính thuyết phục của việc Loan Báo Tin Mừng còn phải tùy thuộc vào việc “hy sinh tận tình chăm sóc đoàn chiên đã được giao phó cho mình”.
Hôm nay, khắp nơi tổ chức Đại Lễ tôn vinh Lòng Chúa Thương Xót, có làm Tuần Cửu Nhật, có Đại Hội, có Thánh Lễ, có kiệu ảnh Lòng Chúa Thương Xót, có đi Đàng Thánh Giá, nhưng thiết tưởng, điều chính yếu và cấp thiết của việc tôn vinh Lòng Chúa Thương Xót là: giới thiệu một Chúa Giêsu bị đóng đinh, bị đâm thủng cạnh sườn, đã chết vì yêu nhân loại… bằng chính những lỗ đinh, những vết đòng trên thân người giới thiệu.
Lạy Chúa Giêsu Phục Sinh, giữa những nhiễu nhương của cuộc đời, giữa những bất an do thế lực gian tà, giả dối, do sự dữ của Satan hoành hành, xin cho các tín hữu Chúa được bình an nhờ hiệp thông với nhau trong niềm tin Chúa Phục Sinh. Xin cho niềm tin Phục Sinh ấy biến chúng con nên những tông đồ nhiệt thành của Chúa: nhiệt thành rao giảng Chúa Phục Sinh bằng chính sự chết đi và sống lại của chính mình. Amen.
PM. CAO HUY HOÀNG, 13.2.2012
“Con xin tôn vinh lòng thương xót Chúa thật lớn lao, lớn hơn muôn ngàn tội lỗi của con và nhân loại. Con xin tín thác lòng thương xót Chúa mãi muôn đời. Con xin tín thác lạy Chúa Giêsu Chúa con ơi”
Kitô hữu công giáo khắp vũ hoàn hân hoan mừng Chúa Phục Sinh, vì mầu nhiệm phục sinh đã làm chứng rằng tình yêu của Thiên Chúa đã chiến thắng sự chết và khai mở một niềm hy vọng mới cho nhân loại.
Không ai thấy được Thiên Chúa. Cũng không ai nhìn thấy tình yêu. Nhưng nơi Người Con Chí Ái, hình ảnh và tình yêu của Thiên Chúa được tỏ hiện. Chân dung một Đức Giêsu đến và chung phần đau khổ với người trần thế đã bộc bạch tấm lòng của Thiên Chúa Cha cho nhân loại. "Ta không đến để kêu gọi người công chính, nhưng để cứu vớt những tội nhân hối cải trở về" (Mt 9:13). Và lòng yêu thương, ước muốn cứu rỗi những con người tội lỗi đã làm kim chỉ nam cho hành trình dương thế của Ngài dẫn tới quyết định chọn cái chết đau thương nhất để đền thay tội lỗi nhân loại. Chỉ có cái chết mới thỏa lòng yêu của Thiên Chúa Cha. Chỉ có cái chết mới đúng giá cứu chuộc. Quả vậy, tội lỗi nhân loại thật nặng nề, kinh khủng, nhưng Tình Yêu của Thiên Chúa mãnh liệt hơn.
Tình yêu ấy tuôn trào từ Lòng Chúa Cha, và thể hiện nơi trái tim của Người Con:
“Ôi Máu và Nước, từ trái tim Chúa Giêsu như mạch nguồn tình thương tuôn trào ra cho chúng con. Nầy con tin tưởng nơi Chúa, con tin tưởng nơi Ngài” (Lời nguyện Lòng Thương Xót Chúa - Lời ca bài hát Lòng Thương Xót Chúa của Ns. Nguyễn Chánh).
Tình yêu ấy là tình yêu cứu độ. Máu và Nước ấy là nguồn suối cứu độ:
“Tôi đã thấy nước từ bên phải đền thờ chảy ra. Alleluia. Và nước ấy chảy đến những ai thì tất cả đều được cứu rỗi và reo lên. Alleluia. Alleluia”
Đáp lại tình yêu vô cùng của Thiên Chúa cách cân xứng phải là một Đức tin tuyệt đối vào Đức Giêsu. Tin tưởng và phó thác vào Ngài.
Thánh Tôma không tin vào lời chứng của những người đã gặp Chúa Giêsu sống lại. Ông đòi cho được tận mắt xem thấy nơi nguồn nước cứu độ chảy ra, tận tay sờ vào những dấu đinh của người tử nạn. Và ông được thỏa mãn. Đúng là Chúa đã sống lại thật.
Tôi nhớ ở chỗ tôi, những năm 1985, có trung tá Dương Văn Bình-quen gọi là Bình Cụt- cải tạo về làm lò rèn nuôi vợ nuôi con. Mọi người rất thương ông, vì ông đã hy sinh 2 chân mình. Ông thường nói: “đây không phải là vết sẹo của chiến tranh đâu nghe mấy chú, nhưng là vết sẹo của tình yêu quê hương đất nước đấy!”. Và còn những vết sẹo trên thân Cha, trong người Mẹ, của người thân… Những vết sẹo do phẩu thuật, do tai nạn lao động trên rừng, trên rẫy…trong cuộc đời cũng không hiếm là những vết sẹo của tình yêu, của hy sinh đấy chứ!
Nhưng, thiết tưởng không có vết sẹo nào kinh hoàng cho bằng những lỗ đinh và vết đòng nơi thân người Chúa Giêsu. Và còn đặc biệt hơn nữa, lỗ đinh và vết đòng ấy làm chứng một tình yêu hiến thân đã chiến thắng sự chết- Tình Yêu Phục Sinh. Vì yêu đã chết, và vì yêu đã sống lại, để người mình yêu cũng được sống lại và tràn đầy hạnh phúc tình yêu không bao giờ phai tàn.
Cảm ơn Thánh Tôma đại diện cho một thế hệ thực dụng để nhờ đó, những con người thực dụng thời nay có được một chân lý “phúc cho ai không thấy mà tin”. Cứ nhìn ngắm Chúa Giêsu trên Thánh Giá và nhớ rằng Ngài đã sống lại mà vẫn còn mang những dấu vết của cuộc tử nạn, sẽ không còn lý do gì để ngờ vực về tình yêu của Thiên Chúa dành cho con người. Tình yêu ấy là “lòng thương xót”- tên gọi dành cho tội nhân. Ai không cảm thấy mình là người có tội, ai mất cảm thức về tội, sẽ không hiểu thấu lòng thương xót vô cùng của Thiên Chúa. Có lẽ bạn và tôi, chúng ta, không ai dám nói mình vô tội! Vậy thì, hãy đến với lòng thương xót vô cùng của Thiên Chúa, qua Chúa Giêsu tử nạn và phục sinh.
Không chỉ ở bên Mỹ, mà bên Việt Nam ngày nay, nhiều nơi nhiều người đã “Tôn vinh lòng thương xót Chúa” qua việc thực hiện Tuần Cửu Nhật Thương Xót, lần chuỗi thương xót, đọc kinh 3 giờ chiều… là tín hiệu thật đáng mừng để công trình thương xót của Thiên Chúa không trở nên vô ích.
Những anh em Phan Sinh yêu mến Thánh Phụ, theo linh đạo của Thánh Phụ đã từng được gọi là Thánh Phanxicô 5 dấu đã sớm đón nhận chương trình Tôn Vinh Lòng Thương Xót Chúa và nhận được muôn vàn hồng ân từ việc tín thác hoàn toàn vào Chúa Giêsu. Tôi vẫn nghe anh em hát và sống điều mình hát cách hồn nhiên lắm: “Chúa ôi, xin cho lòng con luôn khao khát, được thuộc về Chúa khi còn sống trên đời nầy. Vì ngoài Chúa ra, có nơi nào hạnh phúc? Vì ngoài Chúa ra, có nơi nào bình yên?”.
Một số anh em bệnh tật và đau khổ vì những bất hạnh trong gia đình, đã kết hiệp những đau khổ của mình với Chúa Giêsu lòng thương xót “máu nước tuôn trào” và đã tìm được bình an, hạnh phúc thật trong lòng.
Các gia trưởng, các bà mẹ đã bắt đầu những giờ kinh lòng thương xót. Và quả thật, lòng thương xót Chúa đã biến đổi đời sống đức tin các gia đình đến mức không ngờ!
3 giờ chiều thứ bảy tuần thánh tôi nhận được một message: “Đêm qua, đông người quá, em không hôn chân Chúa được. Bây giờ, em xuống nhà thờ hôn chân Chúa và đọc kinh Lòng Thương Xót Chúa dưới chân Chúa luôn. Xin Chúa thương xót chúng con và toàn thế giới.”
Lạy Chúa, xin cho 3 giờ chiều mỗi ngày trở nên giờ hẹn của những người cần đến lòng Chúa thương xót. A men.
Pm. Cao Huy Hoàng
Kitô hữu công giáo khắp vũ hoàn hân hoan mừng Chúa Phục Sinh, vì mầu nhiệm phục sinh đã làm chứng rằng tình yêu của Thiên Chúa đã chiến thắng sự chết và khai mở một niềm hy vọng mới cho nhân loại.
Không ai thấy được Thiên Chúa. Cũng không ai nhìn thấy tình yêu. Nhưng nơi Người Con Chí Ái, hình ảnh và tình yêu của Thiên Chúa được tỏ hiện. Chân dung một Đức Giêsu đến và chung phần đau khổ với người trần thế đã bộc bạch tấm lòng của Thiên Chúa Cha cho nhân loại. "Ta không đến để kêu gọi người công chính, nhưng để cứu vớt những tội nhân hối cải trở về" (Mt 9:13). Và lòng yêu thương, ước muốn cứu rỗi những con người tội lỗi đã làm kim chỉ nam cho hành trình dương thế của Ngài dẫn tới quyết định chọn cái chết đau thương nhất để đền thay tội lỗi nhân loại. Chỉ có cái chết mới thỏa lòng yêu của Thiên Chúa Cha. Chỉ có cái chết mới đúng giá cứu chuộc. Quả vậy, tội lỗi nhân loại thật nặng nề, kinh khủng, nhưng Tình Yêu của Thiên Chúa mãnh liệt hơn.
Tình yêu ấy tuôn trào từ Lòng Chúa Cha, và thể hiện nơi trái tim của Người Con:
“Ôi Máu và Nước, từ trái tim Chúa Giêsu như mạch nguồn tình thương tuôn trào ra cho chúng con. Nầy con tin tưởng nơi Chúa, con tin tưởng nơi Ngài” (Lời nguyện Lòng Thương Xót Chúa - Lời ca bài hát Lòng Thương Xót Chúa của Ns. Nguyễn Chánh).
Tình yêu ấy là tình yêu cứu độ. Máu và Nước ấy là nguồn suối cứu độ:
“Tôi đã thấy nước từ bên phải đền thờ chảy ra. Alleluia. Và nước ấy chảy đến những ai thì tất cả đều được cứu rỗi và reo lên. Alleluia. Alleluia”
Đáp lại tình yêu vô cùng của Thiên Chúa cách cân xứng phải là một Đức tin tuyệt đối vào Đức Giêsu. Tin tưởng và phó thác vào Ngài.
Thánh Tôma không tin vào lời chứng của những người đã gặp Chúa Giêsu sống lại. Ông đòi cho được tận mắt xem thấy nơi nguồn nước cứu độ chảy ra, tận tay sờ vào những dấu đinh của người tử nạn. Và ông được thỏa mãn. Đúng là Chúa đã sống lại thật.
Tôi nhớ ở chỗ tôi, những năm 1985, có trung tá Dương Văn Bình-quen gọi là Bình Cụt- cải tạo về làm lò rèn nuôi vợ nuôi con. Mọi người rất thương ông, vì ông đã hy sinh 2 chân mình. Ông thường nói: “đây không phải là vết sẹo của chiến tranh đâu nghe mấy chú, nhưng là vết sẹo của tình yêu quê hương đất nước đấy!”. Và còn những vết sẹo trên thân Cha, trong người Mẹ, của người thân… Những vết sẹo do phẩu thuật, do tai nạn lao động trên rừng, trên rẫy…trong cuộc đời cũng không hiếm là những vết sẹo của tình yêu, của hy sinh đấy chứ!
Nhưng, thiết tưởng không có vết sẹo nào kinh hoàng cho bằng những lỗ đinh và vết đòng nơi thân người Chúa Giêsu. Và còn đặc biệt hơn nữa, lỗ đinh và vết đòng ấy làm chứng một tình yêu hiến thân đã chiến thắng sự chết- Tình Yêu Phục Sinh. Vì yêu đã chết, và vì yêu đã sống lại, để người mình yêu cũng được sống lại và tràn đầy hạnh phúc tình yêu không bao giờ phai tàn.
Cảm ơn Thánh Tôma đại diện cho một thế hệ thực dụng để nhờ đó, những con người thực dụng thời nay có được một chân lý “phúc cho ai không thấy mà tin”. Cứ nhìn ngắm Chúa Giêsu trên Thánh Giá và nhớ rằng Ngài đã sống lại mà vẫn còn mang những dấu vết của cuộc tử nạn, sẽ không còn lý do gì để ngờ vực về tình yêu của Thiên Chúa dành cho con người. Tình yêu ấy là “lòng thương xót”- tên gọi dành cho tội nhân. Ai không cảm thấy mình là người có tội, ai mất cảm thức về tội, sẽ không hiểu thấu lòng thương xót vô cùng của Thiên Chúa. Có lẽ bạn và tôi, chúng ta, không ai dám nói mình vô tội! Vậy thì, hãy đến với lòng thương xót vô cùng của Thiên Chúa, qua Chúa Giêsu tử nạn và phục sinh.
Không chỉ ở bên Mỹ, mà bên Việt Nam ngày nay, nhiều nơi nhiều người đã “Tôn vinh lòng thương xót Chúa” qua việc thực hiện Tuần Cửu Nhật Thương Xót, lần chuỗi thương xót, đọc kinh 3 giờ chiều… là tín hiệu thật đáng mừng để công trình thương xót của Thiên Chúa không trở nên vô ích.
Những anh em Phan Sinh yêu mến Thánh Phụ, theo linh đạo của Thánh Phụ đã từng được gọi là Thánh Phanxicô 5 dấu đã sớm đón nhận chương trình Tôn Vinh Lòng Thương Xót Chúa và nhận được muôn vàn hồng ân từ việc tín thác hoàn toàn vào Chúa Giêsu. Tôi vẫn nghe anh em hát và sống điều mình hát cách hồn nhiên lắm: “Chúa ôi, xin cho lòng con luôn khao khát, được thuộc về Chúa khi còn sống trên đời nầy. Vì ngoài Chúa ra, có nơi nào hạnh phúc? Vì ngoài Chúa ra, có nơi nào bình yên?”.
Một số anh em bệnh tật và đau khổ vì những bất hạnh trong gia đình, đã kết hiệp những đau khổ của mình với Chúa Giêsu lòng thương xót “máu nước tuôn trào” và đã tìm được bình an, hạnh phúc thật trong lòng.
Các gia trưởng, các bà mẹ đã bắt đầu những giờ kinh lòng thương xót. Và quả thật, lòng thương xót Chúa đã biến đổi đời sống đức tin các gia đình đến mức không ngờ!
3 giờ chiều thứ bảy tuần thánh tôi nhận được một message: “Đêm qua, đông người quá, em không hôn chân Chúa được. Bây giờ, em xuống nhà thờ hôn chân Chúa và đọc kinh Lòng Thương Xót Chúa dưới chân Chúa luôn. Xin Chúa thương xót chúng con và toàn thế giới.”
Lạy Chúa, xin cho 3 giờ chiều mỗi ngày trở nên giờ hẹn của những người cần đến lòng Chúa thương xót. A men.
Pm. Cao Huy Hoàng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét