GIA ĐÌNH THÁNH TÂM

Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2012

LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH GIÁO XỨ TÂN VIỆT

Giáo xứ TÂN VIỆT

LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH GIÁO XỨ TÂN VIỆT :
THEO DÒNG HỒI TƯỞNG :
- Năm 1954 :
       Cuộc chiến tranh khốc liệt ở miền Bắc, nhất là sau biến cố Điện Biên Phủ, không biết có bao nhiêu Xứ Đạo Gốc Bắc đã phải bỏ lại nhà cửa ruộng vườn để ra đi, trong đó Giáo Xứ Cổ Việt cùng với Cha Đaminh Vũ Đức Triêm Chánh Xứ cùng với phần lớn con chiên thuộc sáu Giáo Họ : Lao Đồng, Hội Khê, Tân Bình, Sang Ty,Kính Danh, Trại Gạo, bắt đầu cuộc xuất hành di cư vào miền nam bằng đường thủy đã được thực hiện vào ngày 19.08.1954, Tàu vào Vịnh Vũng Tàu ( lúc đó người Pháp gọi là Cap Saint Jacques) bỏ neo và đậu tại Cần Giờ, Dân được chuyển sang tàu nhỏ vào Bến Bạch Đằng, sau đó xe của Phủ Tổng Ủy Di Cư di chuyển dân về tạm trú tại Bến Bình Đông( Quận 8 ngày nay). Một tháng sau được chuyển đến định cư tại Hố Nai, Biên Hòa, nhưng ngay sau đó dưới sự dìu dắt của Cha Đaminh đã trở về Sài Gòn và tạm cư ở vùng Ông Tạ. Sau đó Cha Xứ Đaminh đã liên hệ xin Đức Giám Mục Jean Cassaigne, Giám Mục Địa Phận Sài Gòn xin Ngài giúp đỡ. Đức Cha đã ưu ái cho 3 ha đất(3 Mẫu tây) là ruộng của Giáo Phận Sài Gòn, ở khu vực Bảy Hiền – Bà Quẹo do Nhà Hưu Dưỡng Chí Hòa quản lý.
           Điểm dừng chân :
                    
“ Ta sẽ ban đất này cho dòng dõi ngươi “ (Xh 33,1)
      07 giờ 00 ngày 22.01.1955 (nhằm ngày 29 tháng chạp năm Giáp Ngọ) . Một Cộng Đoàn dân Chúa được thành lập sau cuộc “ Xuất hành đầy gian khổ nhưng vẫn tín thác vào Lòng Thương Xót của Chúa” .
Chiếc cổng lớn sừng sững giữa cây số 7 và cây số 8 trên quốc lộ 1 mang dòng chữ “ TRẠI ĐỊNH CƯ TÂN VIỆT –
 THÁI BÌNH”.

Ngày 24.01.1955, Mồng Một Tết Ất Mùi Cha Xứ dâng Thánh Lễ đầu xuân cũng là Thánh Lễ đầu tiên tạ ơn Chúa trên nền đất ruộng khô, còn trơ gốc rạ. 50 năm sau Cộng Đoàn Giáo Xứ Tân Việt nhận ngày 22.01.1955 là ngày thành lập Giáo Xứ.


CÁC CÔNG TRÌNH TẠM THỜI
- Nhà Thờ;

 Số dân định cư lúc đầu khoảng 2.000 người thuộc các Xứ Đạo gốc ngoài Bắc như : Cổ Việt, Bồng Tiên, Vĩnh Phúc, Bắc Trạch, Đồng Quan, Trà Vy, Lạc Đạo, Đông Khê, Trình Nhì, Tân Mỹ, Thọ Lộc.. . .
Khoảng trung tuần tháng giêng năm Ất Mùi, ngôi Thánh Đường 4 gian bằng cây, lợp tole Fibrociment xung quanh ghép ván được dựng lên ( khu vực Hội Chữ Thập Đỏ hiện nay)


Sau 6 năm ngôi Nhà Thờ bằng lá xuống cấp, dân số ngày một gia tăng Cha Đaminh và Hội Đồng Giáo Xứ đã lên kế hoạch xây dựng lại ngôi Thánh Đường mới, sau khi được phép của Đức Cha Ximon Hòa Nguyễn Văn Hiền Giám Mục Sài Gòn.Đức Cha Tadêô Lê Hữu Từ Giám Mục Địa Phận Phát Diệm di cư, đặt viên đá đầu tiên và chủ sự Thánh Lễ khởi công.
Ngôi Thánh Đường này tồn tại được khoảng 30 năm thì phải Trung Tu
Năm 1960 Chợ Tân Việt được hình thành (nay là Phân Hiệu II Trường Cách Mạng Tháng Tám). Song song với việc xây dựng Nhà Chúa Cha Cố Đaminh còn quan tâm đến việc xây dựng trường học để con em trong Giáo Xứ được cắp sách đến trường mở mang dân trí, Ngài đã liên hệ với Chính Quyền địa phương mở ngôi trường lấy tên là “ TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN VIỆT”  (nay là trường Nguyễn Khuyến) đường Trần Mai Ninh Phường 12 Quận Tân Bình bây giờ. Đến năm 1970, Cha Cố Đaminh xây một ngôi trường Tiểu Học Tư Thục trong khuôn viên Nhà Thờ lấy tên Thánh Vinh Sơn Liêm.
Năm 1972 trường khai giảng năm học đầu tiên, kể từ năm học này con em trong Giáo Xứ không phải đi học xa, được ngồi học trong ngôi trường khang trang thoáng mát.
Sau ngày 30.04.1975 Nhà Nước công lập hóa và quản lý ngôi trường, đổi tên là trường tiểu học Đồng Tâm, sau này là trường tiểu học Trần Quốc Tuấn(Nay Quận Hội Chữ Thập Đỏ Quận Tân Bình quản lý)

Nói đến Giáo Xứ Tân Việt, mà không nhắc đến Hội Dòng Mến Thánh Giá là một điều thiếu xót, vì các Dì cũng đóng góp tích cực, cộng tác với Cha Cố Đaminh về nhiều mạt như dạy Giáo Lý, Thừa tác vụ cho Rước Lễ, thánh nhạc, Phụng Vụ Lời Chúa và đưa Mình Thánh Chúa cho bệnh nhân.
Việc quan tâm đời sống Đức Tin cho người sống đã vậy, Ngài còn quan tâm đến cả chỗ an nghỉ sau này cho Cộng Đoàn trong Giáo Xứ, chính vì thế Ngài đã mua lại 6.000 m2 đất tạo khu vực Bàu Cát và 3.610 M2 đất ở Bình Hưng Hòa làm nghĩa trang.
Nghĩa trang Bàu Cát sau này bị giải tỏa(1985), Nghĩa trang Bình Hưng Hòa nay đã hết chỗ cũng trong tình trạng chờ giải tỏa.
Đầu năm 1985 Cha Xứ phải cấp thời xây nhà để cốt gọi là Phòng Tưởng Niệm, từ ngày 01.11.2008 Phòng Tưởng Niệm có Nội Quy chính thức được ấn ký bởi Cha Antôn Nguyễn Đình Thục Chánh Xứ Giáo Xứ Tân Việt từ đây danh xưng được đổi thành NHÀ LƯU GIỮ HÀI CỐT.
- Trông coi Nhà Lưu Giữ Hài Cốt là một Ủy Viên chuyên trách trong Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ.
- Vào Thứ tư đầu tháng trước Thánh Lễ chiều, có giờ cầu nguyện chung tại Nhà Lưu Giữ Hài Cốt, riêng ba ngày Tết cổ truyền và tháng các linh hồn, Nhà Lưu Giữ Hài Cốt mở cửa buổi sáng và buổi chiều để thân nhân tới viếng cốt và cầu nguyện.
30 NĂM SAU NGÔI Thánh Đường được “Đại Tu” mới rộng với diện tích 734 m2 danh nghĩa là đại tu nhưng thực chất là xây dựng mới hoàn toàn, chính vì thế mà gặp nhều khó khăn trong quá trình thi công bởi kinh tế và thời cuộc. Ngày 31.12.1988 Đức Cha Phụ Tá Aloisiô Phạm Văn Mẫm về đặt viên đá đầu tiên.
Ngày 31.12.1988 Đức Cha Phụ Tá Aloisiô Phạm Văn Mẫm về đặt viên đá đầu tiên.
  

Đến tháng 7/1990, công trình đã tiến hành được 80% khối lượng các hạng mục . Cha già cố phải nằm viện, Cha Antôn Nguyễn Đình Thục tiếp tục hoàn tất các phần còn lại.
Tạ ơn Chúa mọi khó khăn rồi cũng qua,Thánh Lễ khánh thành và tạ ơn được tổ chức vào ngày Lễ Bổn Mạng của Giáo Xứ 01.10.1991. 
           “ PHAOLÔ TRỒNG, APOLO TƯỚI, THIÊN CHÚA LÀM CHO LỚN LÊN” (1 Cr 3,6)
Sau khi Cha Cố Đaminh Vũ Đức Triêm đã an nghỉ trong Chúa ( 02.12.1990 ). Con thuyền Tân Việt được lèo lái một cách vững chắc bởi một vị Thuyền Trưởng trẻ trung, khôn ngoan, thánh thiện.
Đó là Linh Mục Antôn Nguyễn Đình Thục, điều hành Giáo Xứ theo châm ngôn của Ngài : “ PHỤNG SỰ TRONG HÂN HOAN”.
-Mối quan hệ giữa Giáo Xứ và Chính Quyền địa phương ,buổi ban đầu vẫn còn khoảng cách, nay cây cầu Đại Đoàn Kết đã “hợp long”.
Mối quan hệ ngày càng tốt đẹp hơn Chính Quyền địa phương cũng rất an tâm khi thấy bà con Giáo Dân đã sống tốt đạo đẹp đời.
-Giữa “Nhà Chúa” và “Nhà Chùa” không còn khoảng cách đã xích lại gần nhau, đến với nhau vào những dip Đại Lễ, đến với nhau vào những dịp đại lễ : Lễ Giáng Sinh, Lễ Phật đản, Tết Nguyên Đán hoặc trong dịp lễ Tạ Ơn.
Kết hợp với chính quyền + Tôn Giáo Bạn giúp xây dựng Nhà tình thương, đóng góp cho quỹ bão lụt, hiến máu nhân đạo.

 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét