Thần Khí ngự xuống
06/01 – Thứ sáu đầu tháng
– Mùa Giáng Sinh
Lời Chúa: Mc 1, 6b-11
Khi ấy Gioan rao giảng rằng:”Có Ðấng đến sau tôi,
nhưng quyền lực hơn tôi, tôi không xứng đáng cúi xuống cởi dây giày cho Người.
Phần tôi, tôi đã rửa anh em trong nước, nhưng
Người, Người sẽ rửa anh em trong Thánh Thần.
Và đã xảy ra là trong những ngày đó, Chúa Giêsu
từ Nazarét xứ Galilêa đến và chịu phép rửa bởi Gioan ở sông Giođan.
Khi vừa lên khỏi nước, Người liền thấy trời mở
ra, thấy Thánh Thần như chim bồ câu ngự xuống trên mình.
Và có tiếng từ trời: Con là con yêu quí của Cha,
con đẹp lòng Cha mọi đàng.
Đó là lời Chúa
SUY NIỆM 1: Thần Khí ngự xuống
Có
ai ngờ được trong số những người xếp hàng
chờ
đến phiên mình được chịu phép rửa của Gioan
lại
có Ðức Giêsu, Ðấng thánh thiện và cao cả,
Ðấng
mà Gioan tự nhận không đáng cởi giày cho Ngài?
Tại
sao Ðức Giêsu lại chịu phép rửa của Gioan?
Ngài
có phạm tội và cần xưng thú không? (Mc 1, 5)
Ngài
có cần sám hối để được ơn tha thứ không?
Chúng
ta tin Ðức Giêsu là Ðấng hoàn toàn vô tội,
nên
việc Ngài chịu phép rửa hẳn phải có một ý nghĩa.
Khi
chiêm ngắm Ðức Giêsu xếp hàng chung với tội nhân,
chúng
ta hiểu được thế nào là liên đới với người khác.
Ðức
Giêsu đứng chìm trong đám đông.
Con
Thiên Chúa làm người đã không ngại che khuất
sự
cao sang thánh thiện của bản thân
để
dìm mình xuống cùng một dòng nước với họ.
Ðấng
Cứu Ðộ lại sống như người cần được cứu độ.
Ngài
muốn đi xuống tận đáy vực thẳm của chúng ta
để
nâng chúng ta lên với Ngài.
Chỉ
tình yêu mới giúp ta hiểu được
mầu
nhiệm nơi dòng sông Giođan hôm ấy.
Ngôi
Lời làm người chính là để liên đới với loài người.
Ngài
đã liên đới với người nghèo ở Bêlem,
với
những người lao động ở Nadarét.
Liên
đới khi chịu phép rửa chỉ là khúc dạo đầu
cho
sứ vụ tông đồ sau này.
Ngài
đã bị mang tiếng là tay ăn nhậu,
bồ
bịch với quân thu thuế và tội lỗi (Lc 7,34).
Cuối
cùng Ngài đã chết như một tử tội
giữa
hai tên trộm cướp.
Thánh
Phaolô đã viết một câu thật kinh khủng:
"Ðấng
chẳng hề biết tội là gì
thì
Thiên Chúa đã làm cho Ngài thành tội vì chúng ta."
Liên
đới với những người sống ngoài lề xã hội và tôn giáo
chính
là để đưa họ vào thế giới nồng nàn tình yêu,
thế
giới của con người và thế giới của Thiên Chúa.
Trong
môi trường chúng ta đang sống,
chỗ
nào cũng có những người bị bỏ rơi
vì
thiếu may mắn, vì bị chà đạp hay bị ngã sa.
Liên
đới là đứng chung với họ, chia sẻ một số phận.
Liên
đới cũng là nói thay cho người khác
tiếng
nói của lẽ phải, sự thật và công bình.
Cần
nhiều khiêm tốn và can đảm
để
dám sống và chết vì liên đới như Ðức Giêsu.
Sau
phép rửa, Ðức Giêsu được Thánh Thần ngự xuống.
Ngài
biết đã đến lúc mình được Cha sai đi vào đời,
kết
thúc hơn ba mươi năm âm thầm ở Nadarét.
Nhờ
phép rửa trong Ba Ngôi,
chúng
ta đã trở nên con cái dấu yêu của Thiên Chúa,
nhưng
chúng ta có ý thức về ơn gọi lên đường không?
Gợi Ý Chia Sẻ
Ðể
sống liên đới với những người bị bỏ rơi, bị khinh miệt, bị kỳ thị, theo ý bạn,
điều đó có khó không? Bạn có kinh nghiệm nào trong việc bênh vực một người cô
thế?
Ðức
Giêsu đã khiêm tốn dìm mình trong sông Giođan trước khi đi rao giảng Nước Thiên
Chúa. Theo ý bạn, chúng ta có cần dìm mình trong dòng truyền thống dân tộc
trước khi đi truyền giáo không?
Lạy
Chúa Giêsu,
sám
hối không phải là điều dễ dàng,
bởi
lẽ chúng con không đủ khiêm tốn
để
nhận mình lầm lỗi.
Chúng
con ngỡ ngàng
khi
thấy Chúa là Ðấng vô tội
mà
lại đứng chung với các tội nhân,
chờ
Gioan ban phép rửa.
Chúa
đã muốn nên bạn đồng hành
với
phận người mỏng dòn yếu đuối chúng con.
Xin
cho chúng con biết thường xuyên điều chỉnh
lối
nghĩ và lối sống của mình,
tỉnh
táo để khỏi rơi vào ảo tưởng,
thành
thật để khỏi tự dối mình.
Ước
gì Chúa ban cho chúng con ơn hoán cải,
dám
đi đến những hành động cụ thể,
và
chấp nhận những cắt tỉa đớn đau.
Nhưng
xin đừng quên ban cho chúng con
niềm
vui của Giakêu,
hạnh
phúc vì được tự do và được yêu mến.
(Trích
trong ‘Manna’)
Cha
Anthony de Mello có kể một câu chuyện sau đây: Cả cộng đoàn đều thắc mắc khi
thấy vị kinh sư của mình tuần nào cũng biến đâu mất vào hôm trước ngày Sabat.
Họ nghĩ rằng ông bí mật đi gặp Đấng Tối Cao. Vì thế, họ cử một người theo dõi
ông.
Và
đây là điều người ấy chứng kiến. Vị kinh sư hóa trang bằng cách ăn mặc như một
dân quê, đến phục vụ một bà già thuộc dân ngoại trong căn lều tồi tàn của bà.
Ông quét dọn và nấu ăn cho bà trong ngày Sabat.
Khi
thám tử trở về, cộng đoàn hỏi:
-
Kinh sư đi đâu? Ngài lên trời phải không?
Người
kia đáp:
-
Không, ngài còn lên cao hơn cả trời nữa.
Có
ai ngờ vị kinh sư lại âm thầm đến với người đàn bà ngoại đạo, nghèo nàn để chăm
sóc bà trong ngày Sabat? Có ai tin được Đức Giêsu, Đấng thánh thiện cao cả, lại
xin Gioan làm phép rửa cho?
Khi
chiêm ngắm Đức Giêsu xếp hàng chung với tội nhân, chúng ta hiểu được thế nào là
tình yêu.
Chỉ
có tình yêu mới giúp chúng ta hiểu được mầu nhiệm nơi dòng sông Giorđan.
Chỉ
có tình yêu mới làm cho Con Thiên Chúa tự che khuất sự cao sang thánh thiện, để
dìm mình trong phép rửa “thống hối”.
Chỉ
có tình yêu mới làm cho Đấng Cứu Độ sống như người cần được cứu độ.
Phép
rửa hôm nay chỉ là khúc dạo đầu của bản trường ca tình yêu. Để rồi vì yêu
thương, từ đây Con Thiên Chúa sẽ bị người đời liệt vào: “Tay ăn nhậu, bạn bè
với quân thu thuế và phường tội lỗi”. Bị người nhà coi là “kẻ mất trí”. Bị xua
đuổi ra khỏi thành. Bị lên án như một tội nhân. Và bị chết treo giữa những tên
trộm cướp. Đến nỗi thánh Phaolô đã phải thốt lên: “Đấng chẳng hề biết tội là gì
thì Thiên Chúa đã làm cho Người thành tội vì chúng ta”.
Đức
Giêsu gọi cuộc thương khó của Người là một “phép rửa”. Người trầm mình trong
đau khổ để mang lại ơn cứu độ cho mọi người: “Thầy còn một phép rửa phải chịu
và lòng Thầy khắc khoải biết bao cho đến khi việc này hoàn tất”.
Qua
Bí tích Rửa tội, chúng ta đã trở nên các Kitô hữu, “con cái yêu dấu” của Thiên
Chúa. Chúng ta cũng được mời gọi đi loan báo tin vui cứu độ, rằng Thiên Chúa
yêu thương con người. Chúng ta được mời gọi đặc biệt để mang tình yêu Chúa đến
cho những người cùng khổ, những người bị bỏ rơi, bị khinh miệt, bị sa ngã trong
tội. Martin Luther King có nói: “Hãy yêu thương mọi người đừng vì thiện cảm;
cũng không vì cách sống của họ dễ mến, dễ thương. Nhưng vì chính Thiên Chúa ở
trong họ”. Nếu chúng ta chờ cho họ trở nên đáng yêu rồi mới yêu họ, chúng ta sẽ
phải chờ suốt đời. Chính khi được yêu mà họ sẽ trở nên đáng yêu.
Trong
biển đời mênh mông này, mỗi người đều không ngừng thay đổi cả hướng tốt lẫn
hướng xấu, chúng ta chớ cho rằng mình đã hiểu tới chân tơ kẽ tóc một ai đó. Cứ
nghe theo trái tim mách bảo mà quảng đại trao ban.
Zundel
viết: “Đừng để ai trong những người anh em của chúng ta có thể phàn nàn, rằng
họ chẳng gặp được lòng nhân hậu của Thiên Chúa nơi chúng ta”.
(Trích
trong ‘Như Thầy Đã Yêu’)
SUY NIỆM 3: Chúa Giêsu chịu phép rửa.
Một
biến cố quan trọng, một lời tuyên bố chính thức từ trời cao đóng ấn vào công
cuộc cứu thế của Ngôi Lời đã xảy ra trong hoang địa vắng vẻ, qua sự khiêm
nhường và hạ mình của hai người trong cuộc là Gioan Tẩy giả và Chúa Giêsu. Đang
lúc toàn dân nóng lòng chờ đợi Đấng Mêsia, thì Gioan xuất hiện rao giảng thanh
tẩy thống hối để được tha thứ tội lỗi. Nhìn vào đời sống thánh thiện và khổ
hạnh của Gioan, dân chúng đã lầm tưởng ông là Đấng Mêsia, nên đã vội tuôn đến
với ông. Để tránh sự ngộ nhận đó, ông đã vội vàng cải chính:”Sẽ đến sau tôi,
Đấng quyền thế hơn tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi giây giầy Ngài”.
Thế
nhưng khi Chúa Cứu thế Giáng sinh ở Belem thì chẳng có ai nhận ra Ngài, ngoại
trừ các mục đồng và các đạo sĩ.
Các
sách Tin Mừng không nói nhiều về thời niên thiếu của Chúa Giêsu tại Nazarét.
Điều đó cho thấy quãng thời gian 30 năm ẩn dật của Chúa vẫn là thời gian bị
quên lãng. Nhưng rồi một ngày kia, Ngài xuất hiện công khai ở bờ sông Giodan,
nơi Gioan đang làm phép rửa, lúc đó Ngài đã 30 tuổi.
Chúa
đến với Gioan và xin ông làm phép rửa cho mình. Được ơn soi sáng. Gioan biết
mình đang đứng trước mặt Đấng sẽ làm phép rửa trong Thánh Thần, nên ông đã từ
chối:”Chính tôi cần được Ngài thanh tẩy cho, thế mà Ngài lại đến với tôi”.
Nhưng Chúa Giêsu đã thuyết phục Gioan hãy làm theo thánh ý Thiên Chúa. Khi Chúa
Giêsu vừa lên khỏi nước, thì trời mở ra và Thánh Thần Chúa lấy hình bồ câu đậu
xuống trên Ngài, và có tiếng tự trời:”Con là Con chí ái của Ta, kẻ Ta đã sủng
mộ”.
Phép
rửa mà Chúa Giêsu đã lãnh nhận đã khai mào cho sứ vụ và con đường cứu thế của
Ngài: con đường của người tôi tớ đau khổ. Mỗi kitô hữu chúng ta cũng đã lãnh
nhận phép rửa trong Chúa Thánh Thần, nhờ đó chúng ta trở nên con cái Thiên
Chúa. Phép rửa đó đã biến chúng ta thành một tạo vật mới, và chính cuộc sống
mới này đòi hỏi chúng ta phải đi vào con đường của Chúa Giêsu: trở thành tôi tớ
của Thiên Chúa, đồng thời trở thành tôi tớ mọi người, hiến thân phục vụ vì hạnh
phúc của mọi người.
(Trích
trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét