Thứ
hai 16/01/2012 – Cốt lõi của đạo
16/01 – Thứ hai tuần 2
Thường Niên
“Tân lang còn ở với họ”.
Lời Chúa: Mc 2, 18-22
Khi ấy, môn đồ của Gioan và các người biệt phái
ăn chay, họ đến nói với Chúa Giêsu rằng: ”Tại sao môn đồ của Gioan và các người
biệt phái ăn chay, còn môn đồ Ngài lại không ăn chay?” Chúa Giêsu nói với họ:
”Các khách dự tiệc cưới có thể ăn chay khi tân lang còn ở với họ không? Bao lâu
tân lang còn ở với họ, thì họ không thể ăn chay được. Nhưng sẽ đến ngày tân
lang bị đem đi, bấy giờ họ sẽ ăn chay. Không ai lấy vải mới mà vá áo cũ, chẳng
vậy, miếng vải vá sẽ rút lại mà kéo áo cũ, và chỗ rách lại tệ hơn. Cũng không
ai đổ rượu mới vào bầu da cũ, chẳng vậy, rượu sẽ làm vỡ bầu da, và rượu đổ, bầu
da hư. Nhưng rượu mới phải để trong bầu da mới”. Đó là lời Chúa.
SUY NIỆM 1: Cốt lõi của
đạo
Trong
những thập niên gần đây, mặc dầu càng lúc Hiến pháp các quốc gia càng đi sâu
vào sự tách biệt giữa tôn giáo và nhà nước; thế nhưng, sự liên kết giữa tôn
giáo và chính trị lại càng đậm nét hơn. Cuộc chiến giữa Tư bản và Cộng sản đã
hầu như chấm dứt, nhưng chiến tranh tôn giáo xem chừng vẫn dai dẳng, không
những giữa những người khác tôn giáo với nhau, mà ngay cả trong cùng một tôn
giáo. Nhìn vào thảm cảnh ấy, ai cũng thắc mắc tự hỏi: Tôn giáo nào mà không dạy
ăn ngay ở lành, tôn giáo nào mà không dạy sự khoan dung tha thứ, thế thì tại
sao những người có tôn giáo lại nhân danh tôn giáo của mình để gây chiến với
người khác hay với chính những người đồng đạo của mình? Câu trả lời thật đơn
giản: sở dĩ người có tôn giáo có thái độ quá khích và bất khoan nhượng, là vì
họ chưa sống đúng cái cốt lõi của đạo. Xét cho cùng, cái cốt lõi của tôn giáo nào
cũng là tình thương.
Chúa
Giêsu cũng muốn chứng tỏ cho chúng ta thấy thế nào là sống đạo. Chúng ta hãy
chiêm ngắm thái độ và lời dạy của Ngài trong Tin Mừng hôm nay. Vừa bắt đầu sứ
mệnh rao giảng của Ngài, cũng như các kinh sư của thời đại Ngài, Chúa Giêsu
cũng qui tụ một số môn đệ; và cũng như các môn đệ của các kinh sư khác, môn đệ
của Ngài cũng theo một lối sống nào đó. Thế nhưng, điều khiến cho nhiều người
ngạc nhiên và đặt vấn đề, đó là Chúa Giêsu và các môn đệ Ngài không tuân giữ
một số ngày chay tịnh như môn đệ của Gioan hay của những người Biệt phái. Không
tuân giữ những ngày chay tịnh đã đành, sau này xem ra Chúa Giêsu càng thách
thức hơn nữa, khi Ngài không tuân giữ cả ngày hưu lễ hay một số tập tục khác,
như rửa tay trước khi ăn.
Suốt
cuộc sống của Ngài, Chúa Giêsu đã tỏ ra rất độc lập đối với Do thái giáo. Ðây
quả là cách sống đạo hoàn toàn mới mẻ mà Chúa Giêsu muốn đề ra cho con người.
Ðối với Ngài, linh hồn và cốt lõi của đạo chính là tình thương; tình thương ấy
đã thúc đẩy Ngài đi đến tận cùng bằng cái chết trên Thập giá, và cái chết của
Ngài mãi mãi là lời tố cáo về thái độ bất khoan nhượng trong niềm tin tôn giáo
của con người. Vụ án của Ngài được thi hành như một vụ án chính trị; mãi mãi
tên tuổi của viên toàn quyền La mã là Philatô gắn liền với cái chết của Ngài.
Tuy nhiên, vụ án của Chúa Giêsu vẫn là một vụ án tôn giáo: Ngài chết vì sự
cuồng tín và thái độ bất khoan nhượng của các thủ lãnh Do thái giáo.
Chiêm
ngắm thái độ của Chúa Giêsu trong suốt cuộc đời trần thế của Ngài và lắng nghe
giáo huấn của Ngài, chúng ta sẽ thấy rằng cái cốt lõi của đạo chính là tình
thương. Trong cuộc sống đạo, nhiều lúc chúng ta thắc mắc phải ăn chay thế nào
cho đúng cách? Ngày Chúa nhật có được làm việc xác không? Bỏ lễ Chúa nhật có
tội hay không? Thật ra còn có nhiều câu hỏi nền tảng hơn mà thiết tưởng chúng
ta không thể không đặt ra để tự vấn lương tâm mỗi ngày: tôi có sống công bình,
bác ái chưa? Tôi có yêu thương người anh em bên cạnh tôi chưa? Nhắm mắt làm ngơ
trước nỗi khổ của người xung quanh tôi có phải là một tội không?
Nguyện
xin Chúa cho chúng ta ngày càng thấu hiểu và xác tín rằng sống đạo là sống yêu
thương, rằng cốt lõi của Kitô giáo chính là tình thương.
(Trích
trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)
SUY NIỆM 2: Thời gian
nghỉ lễ.
“Tại
sao các môn đệ ông Gio-an và các môn đệ người Pha-ri-sêu ăn chay, mà môn đệ ông
không ăn chay?” Đức Giêsu trả lời: ”Chẳng lẽ khách dự tiệc cưới lại có thể ăn
chay, khi chàng rể còn ở với họ? Bao lâu chàng rể còn ở với họ, họ không thể ăn
chay được.” (Mc. 2, 18b-19)
Trích
đoạn Phúc âm này ghép hai mẩu chuyện có vẻ như không ăn ý với nhau: cuộc tranh
biện về sự ăn chay và lời kêu gọi canh tân nội tâm. Nhưng thực ra lại có sự hòa
hợp rất chặt chẽ. Thời đại cứu độ của Chúa Giêsu mang lại niềm vui. Thời đại
này hoàn toàn mới, không thể đi đôi với trật tự cũ thuộc quá khứ. Những thực
hành cũ kỹ của Đạo Do thái phải nhường bước cho Tin Mừng đi lên. Chúng ta sẽ
đọc hai mẩu chuyện này từ góc độ của việc mừng ngày lễ.
Mừng lễ chính là nhìn lại
quá khứ
Trong
tác phẩm nổi tiếng của mình, La Fête des Fous, thần học gia Harvey Cox đã phân
tích mối liên hệ của con người với cuộc lễ. Trong cuộc lễ, ông nói, con người
tổng hợp quá khứ và loan báo tương lai của mình. Trong một tiệc cưới, người ta
làm gì, nếu không phải là gom góp lại cái quá khứ yêu đương của cặp trai gái và
rọi chiếu nó vào trong tương lai? Chính bởi vì người ta đã yêu thương nhau và
muốn yêu nhau nữa, nên mới dừng lại trong lúc này để nói lên câu”Ta yêu nhau”
Tác
giả nói thêm: Cái quá khứ mà người ta tìm lại được trong cuộc lễ đó, đã đưọc
gạn lọc, biến đổi và làm cho nên đẹp. Còn lại chỉ là những giờ phút hạnh phúc
và dẽ dàng. Chính từ đó mà buôỉ lễ tiệc mới có được vẻ vui chơi nhộn nhịp để
người ta ăn uống vui đùa và ca hát.
Cũng là để cho người ta sẵn sàng thăng tiến
Chiều
hướng thư hai của buổi lễ là dự phóng cho một tương lai mang nhiều hy vọng.
Trong mọi cuộc lễ đều có một ý hưóng làm mới lại. Trong hôn lễ, đôi uyên ương
muốn làm mới lại tình yêu thuở ban đầu của họ, muốn lấy lại nghị lực. Cuộc lễ
như cung cấp cho người ta một thứ rượu mới.
Rượu
mới cần phải đựng trong những bầu da mới mà Chúa Giêsu nói đến trong phần hai
của trích đoạn Phúc âm này, mời gọi ta phải trở nên những con người mới để sẵn
sàng đi vào tương lai.
Còn
những bầu da cũ ám chỉ những con người mà đối với họ ngày lễ lại rất ảm đạm,
chỉ khơi lại trong lòng họ những nỗi buồn nhỏ lệ. Họ không thể thấy hạnh phúc
mà không đau lòng. Họ không chịu đựng được thứ rượu mới, thứ rượu mang niềm hy
vọng cho những ngày mai tốt đẹp. Đúng ra những con người này đã đánh mất ý thức
về tương lai.
Tóm
lại, điều Chúa đòi hỏi chúng ta hôm nay là chúng ta có còn khả năng mừng lễ
không? Chúng ta có thể tìm ôn lại dĩ vãng, cái cũ để rút ra cái mới hầu thăng
tiến con người ta không? Nếu có, là chúng ta đã đang đi trên con đường dẫn ta
vào dự tiệc Nước Trời rồi đó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét