BÀI ĐỌC I: Dc 2, 8-14
"Đây người tôi yêu đến, nhảy qua núi".
Bài trích sách Diễm Ca.
Tiếng người tôi yêu, đây người đến, nhảy qua núi, băng qua đồi. Người tôi yêu giống như nai rừng, ví tựa hươu con. Đó, người đứng sau vách nhà chúng tôi, ngó qua cửa sổ, nhìn vào chấn song.
Này người tôi yêu nói với tôi: "Hãy chỗi dậy, mau lên, bạn tình ta! Bồ câu ta, kiều nữ ta, hãy đến! Vì tiết đông đã qua, mưa phùn đã dứt. Trăm hoa đua nở trên đất chúng ta. Thời cắt tỉa đã đến, tiếng chim gáy véo von trên đất chúng ta. Cây vả sinh trái đầu mùa, vườn nho trổ hoa thơm ngát. Hãy chỗi dậy, bạn tình ta, người đẹp ta, hãy đến!
"Bồ câu ta trong hốc đá, trong kẹt ghềnh, hãy cho ta thấy mặt mình, tiếng mình hãy thánh thót ở tai ta, vì tiếng mình êm ái, nét mặt mình xinh tươi". Đó là lời Chúa.
Hoặc đọc bài này: Xp 3, 14-18a
"Chúa là Vua Israel ở giữa ngươi".
Trích sách Tiên tri Xôphônia.
Hỡi thiếu nữ Sion, hãy ngợi khen! Israel hỡi, hãy reo mừng! Hỡi thiếu nữ Giêrusalem, hãy sung sướng và hết lòng hân hoan!
Chúa đã rút án phạt ngươi, đã xua đuổi quân thù. Chúa là Vua Israel ở giữa ngươi, ngươi không còn lo sợ tai hoạ nào. Ngày ấy có tiếng bảo Giêrusalem: đừng sợ! và Sion, chớ buông thả đôi tay! Chúa là Thiên Chúa ngươi ở giữa ngươi, sẽ sung sướng vui mừng vì ngươi, sẽ thinh lặng trong niềm mến thương ngươi, sẽ hân hoan chúc mừng ngươi, như trong ngày đại lễ. Đó là lời Chúa.
ĐÁP CA: Tv 32, 2-3. 11-12. 20-21
Đáp: Người hiền đức, hãy hân hoan trong Chúa, hãy ca mừng Người bài ca mới! (c. 1a và 3a).
Xướng: 1) Hãy ngợi khen Chúa với cây đàn cầm, và đàn mười dây, hãy xướng ca mừng Chúa. Hãy ca mừng Người bài ca mới, hát mừng Người với tiếng râm ran. - Đáp.
2) Ý định của Chúa tồn tại muôn đời; tư tưởng lòng Người còn mãi đời nọ sang đời kia. Phúc thay quốc gia mà Chúa là Chúa tể, dân tộc mà Chúa chọn làm cơ nghiệp riêng mình. - Đáp.
3) Linh hồn chúng ta mong đợi Chúa, chính Người là Đấng phù trợ và che chở chúng ta. Bởi vậy lòng chúng ta hân hoan trong Chúa, chúng ta tin cậy ở thánh danh Người. - Đáp.
ALLELUIA:
Alleluia, alleluia! - Lạy Vầng Đông, là ánh sáng muôn dân và là mặt trời công chính, xin hãy đến chiếu soi những kẻ ngồi trong tối tăm và trong bóng sự chết! - Alleluia.
PHÚC ÂM: Lc 1, 39-45
"Bởi đâu mà tôi được ơn này, là Mẹ Thiên Chúa tôi đến viếng thăm tôi".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Ngày ấy, Maria chỗi dậy, vội vã ra đi tiến lên miền núi, đến một thành xứ Giuđêa. Bà vào nhà ông Dacaria và chào bà Isave, và khi bà Isave nghe lời chào của Maria, thì hài nhi nhảy mừng trong lòng bà; và bà Isave được đầy Chúa Thánh Thần, bà kêu lớn tiếng rằng: "Bà được chúc phúc giữa các người phụ nữ, và Con lòng Bà được chúc phúc. Bởi đâu tôi được Mẹ Chúa tôi đến viếng thăm? Vì này, tai tôi vừa nghe lời Bà chào, hài nhi liền nhảy mừng trong lòng tôi. Phúc cho Bà là kẻ đã tin rằng lời Chúa phán cùng Bà sẽ được thực hiện".
Đó là lời Chúa.
SUY NIỆM 1: Bởi Ðâu Tôi Ðược Mẹ Chúa Viếng Thăm
Với cuộc sống con người, ai ai trong chúng ta cũng mang lấy tâm trạng muốn cho mình tích trữ được nhiều thứ của cải: của cải vật chất và của cải tinh thần. Của cải vật chất như được giàu sang, được uy quyền. Ai lại chẳng muốn được như câu nói mà người ta thường đùa với nhau: "Ở nhà Tây, ăn cơm Tàu, lấy vợ Nhật" và cuối cùng là "đám tang Việt Nam".
Ở nhà Tây, vì tiện nghi đầy đủ. Ai lại không khen các món ăn của Tàu nổi tiếng là ngon. Người đàn bà Nhật chiều chuộng chồng mình không ai lại không cảm thấy không kính phục. Và đám tang Việt Nam chúng ta với bao nhiêu nghi thức đầy cảm động gợi lên tâm tình của người còn sống đối với người thân yêu đã khuất. Ai trong chúng ta lại chẳng muốn được quyền uy, đi đâu có tiền hô hậu ủng, đưa đón rước sách, mọi người nhìn bằng cặp mắt kính nể, thán phục.
Về của cải tinh thần, ai lại không mơ ước trên phương diện nghệ thuật mình sáng tác, những bản nhạc thời danh như Bach, Bethoven, Mozart, hoặc thành những khoa học gia nổi tiếng về không gian chế ra bom B1-B2 và hỏa tiễn lên cung trăng đầu tiên như Volgra người Ðức gốc Do Thái. Và biết bao nhiêu mơ ước, biết bao nhiêu tham vọng khác nữa ở trong mỗi một con người nhỏ bé của chúng ta.
Ðó là tâm trạng tâm lý thường tình của con người mà thôi. Nó không tốt mà cũng không xấu, khi chủ ý đặt mục đích và phương tiện tốt thì nó tốt, còn khi chúng ta dùng để tự kiêu, ngạo mạn và làm hại người khác thì nó xấu. Có một điều quan trọng nhất của người Kitô hữu chúng ta đó là khi chúng ta xin đức tin cùng Hội Thánh trong ngày lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội, được rước Chúa vào trong tâm hồn, chúng ta khư khư giữ lấy Chúa ích kỷ riêng cho mình, không mang Thiên Chúa đến cho người khác.
Thiên Chúa chúng ta là một kho tàng vô giá, một kho tàng tích chứa tình yêu vô bờ bến, một kho tàng tích chứa bình an thực sự, và là một kho tàng tích chứa sự khôn ngoan tuyệt đối. Một kho tàng quí giá vô cùng như vậy thế mà chúng ta đã không biết lợi dụng để mang đến cho mọi người, để rồi tha nhân không nhìn ra khuôn mặt Thiên Chúa yêu thương qua cuộc sống của chúng ta. Vì thế, những người vấp ngã, những người gặp hiểm nguy khó khăn trong cuộc sống, họ không gặp được Thiên Chúa bình an, Thiên Chúa hy vọng và Thiên Chúa hạnh phúc. Những người hoang mang lạc lối trên đường đời chúng ta đã không chỉ cho họ đến với Thiên Chúa là Ðấng thông minh, khôn ngoan tuyệt vời. Thiên Chúa đau khổ biết bao khi chúng ta đã không mang Chúa đến cho tha nhân.
Và hôm nay Chúa Giêsu muốn nói với chúng ta qua gương mẫu Mẹ Maria, chính Mẹ đã nhận được diễm phúc mang Con Chúa trong lòng, để rồi Mẹ đã vội vã lên đường mang Chúa đến cho người chị họ là bà Isave. Nhờ đó, thánh Gioan Tẩy Giả nằm trong bụng mẹ cũng được chia sẻ niềm vui ấy. Ðó là bài học quí hóa nhất cho cuộc sống chúng ta, người con cái của Thiên Chúa đã nhận biết Chúa, đã mang Chúa trong tâm hồn, không ích kỷ giữ riêng Chúa cho mình nhưng cùng chia sẻ niềm vui ơn cứu rỗi đó cho mọi người xung quanh.
Lạy Chúa, trong Mùa Vọng này, xin Chúa ban cho mỗi người chúng con tâm tình sốt sắng đón nhận Chúa đến để sự bình an của Chúa thực sự ngự trị trong tâm hồn chúng con. Lạy Chúa, như xưa Mẹ Maria đã đem Chúa đến cho bà chị họ là bà Isave, thì nay xin Chúa cho chúng con luôn biết hăng say đem Chúa đến cho mọi người qua cuộc sống hiền hòa, yêu thương, tha thứ trong niềm tin yêu hy vọng và lạc quan, vì Chúa đến và vui thích ở giữa dân Người. Amen.
(Trích trong ‘Suy Niệm Phúc Âm Hằng Ngày’ - Radio Veritas Asia)
SUY NIỆM 2: Ðức Maria Gương Mẫu Của Niềm Tin
Mẹ Têrêsa Calcutta kể lại: Một hôm Mẹ đến thăm một nhà thương Anh Quốc rất tối tân, khung cảnh và các phòng ốc của nhà thương khang trang sáng sủa, trang bị đủ mọi thứ máy móc cùng tiện nghi vô cùng tối tân, tương xứng với số tiền phải trả. Ngoài ra các y tá và nhân viên làm việc trong nhà thương đều nhã nhặn, nhưng Mẹ nhận thấy một điều kỳ lạ và hỏi vị bác sĩ trưởng đang hướng dẫn Mẹ đi thăm nhà thương:
- Thưa bác sĩ, tại sao các người bệnh nhân cứ mỗi lần thấy ai vào là họ cùng đồng loạt quay nhìn về phía cửa vậy?
Câu trả lời của viên y sĩ giám đốc nhà thương rất đơn sơ nhưng thoáng vẻ buồn:
- Dạ thưa, là vì họ luôn luôn chờ đợi một ai đó trong số bà con thân thuộc đến thăm họ nhưng chẳng có ai đến thăm họ bao giờ.
Ngay từ thời khai sinh, Giáo hội đã luôn luôn khuyến khích tín hữu viếng thăm những người già cả, bệnh tật, ốm yếu, các tù nhân, người nghèo khó và tất cả những ai cần sự trợ giúp, an ủi và nâng đỡ, nghĩa là Giáo hội thôi thúc tín hữu thực thi Tin Mừng yêu thương của Chúa Giêsu và nhìn ra gương mặt của Ngài nơi các anh chị em đau khổ và bị bỏ rơi.
Các bài đọc trong Tin Mừng hôm nay mời gọi chúng ta suy tư về con đường nghèo khó, tầm thương và bé nhỏ mà Thiên Chúa đã dùng để đến với nhân loại và các hệ lụy của sự lựa chọn ấy. Chương (5,1-4) sách ngôn sứ Malakia là một lời sấm thuộc loại lời sấm cứu thế, được thánh sử Matthêu nhắc lại trong bài Tin Mừng hôm nay.
Sở dĩ Jérusalem đã không chu toàn sứ mệnh này vì các tội lỗi và bất trung nó đã vấp phạm, khiến cho nó không có khả năng thực hiện nhiệm vụ ấy. Do đó, Thiên Chúa đã chọn một nơi khác xa xôi, bé nhỏ và hẻo lánh không ai ngờ tới. Ðó là làng quê Bethlem, trước đây gọi là Ephata. Ðấng Cứu Thế và dòng tộc của Ngài sẽ bắt nguồn từ đó chứ không phải tại thủ đô Jérusalem hay là một thành phố lớn ở Bethlem. Thiên Chúa chọn gia đình ông Jessé, cha của David và là ông tổ của thánh Joseph bạn với Ðức Trinh Nữ Maria, Người được Thiên Chúa chọn làm Mẹ Ðấng Cứu Thế.
Như thế, Chúa Giêsu Kitô xuất hiện trong dòng lịch sử nhân loại tại làng quê bé nhỏ. Bethlem này cách xa khung cảnh huy hoàng vĩ đại của các thành phố lớn thuộc các đế quốc vùng Trung Ðông. Ngài đã bước vào gia đình nhân loại như một trẻ thơ bé bỏng yếu đuối, trong một gia đình thường dân khác.
Tuy nhiên trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa không có gì là tình cờ cả, các lựa chọn ngược đời ấy của Thiên Chúa như: làng quê Bethlem, cuộc sống khiêm tốn, điều kiện lúc bé bỏng, sự mỏng dòn yếu đuối của con người đều tham dự vào sự cao cả và quyền năng vô cùng của Thiên Chúa, bởi vì Ðấng xuất thân từ đó sẽ thống trị mọi dân nước và cai trị với chính uy quyền của Thiên Chúa toàn năng và sẽ đem lại an bình cho nhân loại. Kiểu cách lựa chọn ngược đời và các nẻo đường lạ lùng Thiên Chúa dùng để thực hiện chương trình cứu độ lại càng nổi bật hơn trong trình thuật Tin Mừng theo thánh Luca (Lc 1,39-48).
Maria một thiếu nữ vô danh, con của một gia đình làng quê Nazareth được Thiên Chúa lựa chọn làm người cưu mang Ðấng Cứu Thế, Con của Ngài. Phước lành Thiên Chúa ban cho toàn thể nhân loại. Trong dòng lịch sử thế giới và lịch sử nhân loại, Thiên Chúa đã ban cho con người không biết bao nhiêu là phước lành, nhưng phước lành cao quí và trọng đại nhất là Ngài đã ban chính Chúa Giêsu Kitô, Ðấng Cứu Thế cho nhân loại.
Lời chào của bà Elizabeth khi thấy Trinh Nữ Maria đến thăm mình và lời kinh chúc tụng của Trinh Nữ Maria đều khen đến cách thế Thiên Chúa lựa chọn con đường dẫn Ngài đến cuộc gặp gỡ cứu độ loài người. Con đường bé nhỏ nghèo nàn, khiêm tốn và kín nhiệm. Nhiều người không chịu được ý tưởng Con Thiên Chúa phải nhập thể làm người trong lòng một phụ nữ, và mở mắt chào đời từ cung lòng của một bà mẹ. Do đó, câu chào của bà Elizabeth: "Em ơi,Em thật có phúc hơn mọi người phụ nữ và Giêsu con em được chúc phúc" khiến cho họ khó chịu.
Nhưng đây là một sự thật, một sự thật lịch sử minh chứng cho thấy tất cả cái nghiêm trọng của biến cố Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa đã nhập thể làm người và sinh ra từ cung lòng của một người đàn bà trong gia đình nhân loại. Hoa trái tuyệt diệu ấy, Người Con ấy đã do hoạt động và quyền năng của Chúa Thánh Thần nên đã được cưu mang trong cung lòng của Trinh Nữ Maria.
Nhưng cũng như bất cứ bào thai nào khác, con người được sinh ra trên trần gian đều gắn liền với thịt xác, máu huyết của bà mẹ. Và để nhập thể làm người, Con Thiên Chúa đã cần đến cung lòng của một bà mẹ. Trinh Nữ Maria đã không tiếp nhận Ngôi Lời trong linh hồn mình. mà đã tiếp nhận Ngài trong chính thân xác mình, trong chính cung lòng của mình. Và Chúa Giêsu hoa trái tuyệt diệu của ơn cứu rỗi ấy đã trở thành một bào thai, nhận chịu mọi luật lệ tâm sinh vật lý của một bào thai. Thân hình, lớn lên, phát triển trong thời gian, giãy dụa đợi chờ trong lòng Mẹ, được Mẹ nuôi nấng bằng chính máu huyết của Bà như bất cứ một thai nhi nào khác. Sự kiện Con Thiên Chúa nhập thể làm người lớn lên từ từ ấy tỏ hiện rõ ràng qua hình ảnh cụ thể tròn trịa của bụng mẹ mình ngày càng lớn lên trong thời gian.
Hoa trái gợi lên trong tâm trí chúng ta hình ảnh thực phẩm để hưởng nếm, để ăn, bồi bổ và nuôi sống. Hoa trái phát sinh từ sự sống và diễn tả sự sống, nó có nhiệm vụ dưỡng nuôi sự sống và không thể có sự sống mà không có hoa trái.
Sự kiện Chúa Giêsu là hoa trái, là bào thai, là sự sống lớn lên trong cung lòng Mẹ Maria, chứng minh Thiên Chúa không phải là một lý thuyết, một tư tưởng hay một giả thuyết. Thiên Chúa cũng không phải là một luận lý mà Ngài là một hoa trái Thiên Chúa ban để dưỡng nuôi, để cứu thế giới này khỏi chết đói. Mẹ Maria đã không nói nhiều mà chỉ im lặng sống cuộc đời bé nhỏ, thầm lặng, ẩn dật, cưu mang Chúa Giêsu trong lòng rồi hiến dâng Ngài cho chúng ta. Sự phong phú không cần lời, ánh sáng không cần lời nói và sự sống với hơi thở và nhịp đập của con tim chính là sứ điệp. Khi tâm hồn càng trống rỗng khô cằn bao nhiêu thì con người càng nhiều người và gây nhiều tiếng động bấy nhiêu.
Kitô hữu là người mang Chúa Kitô trong tâm hồn, nhưng chúng ta chỉ có thể cưu mang Chúa Kitô phong chức và hữu hiệu như Mẹ Maria khi chúng ta biết sống khiêm tốn bé nhỏ, yêu thích chọn lựa con đường và kiểu cách sống bé nhỏ của Thiên Chúa như một tôi tớ, như người khiêm hạ. Kiểu cách chọn lựa con đường gặp gỡ và cứu rỗi nhân loại trên đây cũng được nêu bật trong thư gởi giáo đoàn Do Thái hay diễn từ về chức linh mục của Chúa Giêsu.
Biến cố Chúa Giêsu Con Thiên Chúa Nhập Thể làm người là một biến cố trọng yếu và là trung tâm điểm của lịch sử cứu độ, bởi vì nó mở cửa ra một kỷ nguyên mới, nó vượt xa quan niệm cũ của Do Thái giáo để liên hệ giữa Thiên Chúa và thế giới, giữa con người và Thiên Chúa. Do Thái giáo đóng khung các liên hệ này trong đền thánh, trong việc dâng cúng các lễ vật và tuân giữ luật lệ, mặc dầu các sinh hoạt này đã có nhiệm vụ và vai trò rất ít quan trọng trong lịch sử cuộc sống tinh thần của dân tộc Israel, Chúa cũng không thể trao ban ơn cứu độ cho con người. Nếu muốn được ơn cứu độ, con người phải tìm trở về với chương trình mà Thiên Chúa đã có đối với nó ngay từ thời tạo dựng, nghĩa là trước khi con người phạm tội.
Cần phải nhận biết Thiên Chúa và thánh ý Ngài, và lấy đó làm trung tâm lịch sử đời mình và lịch sử cứu rỗi. Cần phải qui hướng cuộc sống của mình theo chương trình và ý muốn của Thiên Chúa và hoán cải trở về với Ngài. Thái độ sống này đòi buộc chúng ta không được tách khỏi cuộc sống lòng tin ra khỏi các sinh hoạt thường ngày. Bởi vì chúng ta không chỉ là Kitô hữu khi cử hành các nghi lễ phụng vụ mà thôi, nhưng là trong suốt ngày sống, trong mọi công việc khác nhau. Tách rời cuộc sống lòng tin khỏi các sinh hoạt và cung cách hành xử thường ngày là chúng ta khước từ việc tin nhận biến cố Nhập Thể của Chúa Giêsu. Bởi vì khi Nhập Thể, Chúa Giêsu chấp nhận qui hướng toàn cuộc sống của Ngài theo thánh ý của Thiên Chúa Cha: "Này Con xin đến để thực thi ý Cha". Và Chúa Giêsu đã sống mọi giây phút đời mình dưới ánh sáng chương trình của Thiên Chúa. Như vậy, khi biết noi gương Chúa Giêsu sống tinh thần nhập thể trọn vẹn ấy, là chúng ta đón nhận sứ điệp Giáng Sinh đúng đắn và trọn vẹn nhất vậy.
(Trích trong ‘Suy Niệm Phúc Âm Hằng Ngày’ - Radio Veritas Asia)
SUY NIỆM 1: Bởi Ðâu Tôi Ðược Mẹ Chúa Viếng Thăm
Với cuộc sống con người, ai ai trong chúng ta cũng mang lấy tâm trạng muốn cho mình tích trữ được nhiều thứ của cải: của cải vật chất và của cải tinh thần. Của cải vật chất như được giàu sang, được uy quyền. Ai lại chẳng muốn được như câu nói mà người ta thường đùa với nhau: "Ở nhà Tây, ăn cơm Tàu, lấy vợ Nhật" và cuối cùng là "đám tang Việt Nam".
Ở nhà Tây, vì tiện nghi đầy đủ. Ai lại không khen các món ăn của Tàu nổi tiếng là ngon. Người đàn bà Nhật chiều chuộng chồng mình không ai lại không cảm thấy không kính phục. Và đám tang Việt Nam chúng ta với bao nhiêu nghi thức đầy cảm động gợi lên tâm tình của người còn sống đối với người thân yêu đã khuất. Ai trong chúng ta lại chẳng muốn được quyền uy, đi đâu có tiền hô hậu ủng, đưa đón rước sách, mọi người nhìn bằng cặp mắt kính nể, thán phục.
Về của cải tinh thần, ai lại không mơ ước trên phương diện nghệ thuật mình sáng tác, những bản nhạc thời danh như Bach, Bethoven, Mozart, hoặc thành những khoa học gia nổi tiếng về không gian chế ra bom B1-B2 và hỏa tiễn lên cung trăng đầu tiên như Volgra người Ðức gốc Do Thái. Và biết bao nhiêu mơ ước, biết bao nhiêu tham vọng khác nữa ở trong mỗi một con người nhỏ bé của chúng ta.
Ðó là tâm trạng tâm lý thường tình của con người mà thôi. Nó không tốt mà cũng không xấu, khi chủ ý đặt mục đích và phương tiện tốt thì nó tốt, còn khi chúng ta dùng để tự kiêu, ngạo mạn và làm hại người khác thì nó xấu. Có một điều quan trọng nhất của người Kitô hữu chúng ta đó là khi chúng ta xin đức tin cùng Hội Thánh trong ngày lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội, được rước Chúa vào trong tâm hồn, chúng ta khư khư giữ lấy Chúa ích kỷ riêng cho mình, không mang Thiên Chúa đến cho người khác.
Thiên Chúa chúng ta là một kho tàng vô giá, một kho tàng tích chứa tình yêu vô bờ bến, một kho tàng tích chứa bình an thực sự, và là một kho tàng tích chứa sự khôn ngoan tuyệt đối. Một kho tàng quí giá vô cùng như vậy thế mà chúng ta đã không biết lợi dụng để mang đến cho mọi người, để rồi tha nhân không nhìn ra khuôn mặt Thiên Chúa yêu thương qua cuộc sống của chúng ta. Vì thế, những người vấp ngã, những người gặp hiểm nguy khó khăn trong cuộc sống, họ không gặp được Thiên Chúa bình an, Thiên Chúa hy vọng và Thiên Chúa hạnh phúc. Những người hoang mang lạc lối trên đường đời chúng ta đã không chỉ cho họ đến với Thiên Chúa là Ðấng thông minh, khôn ngoan tuyệt vời. Thiên Chúa đau khổ biết bao khi chúng ta đã không mang Chúa đến cho tha nhân.
Và hôm nay Chúa Giêsu muốn nói với chúng ta qua gương mẫu Mẹ Maria, chính Mẹ đã nhận được diễm phúc mang Con Chúa trong lòng, để rồi Mẹ đã vội vã lên đường mang Chúa đến cho người chị họ là bà Isave. Nhờ đó, thánh Gioan Tẩy Giả nằm trong bụng mẹ cũng được chia sẻ niềm vui ấy. Ðó là bài học quí hóa nhất cho cuộc sống chúng ta, người con cái của Thiên Chúa đã nhận biết Chúa, đã mang Chúa trong tâm hồn, không ích kỷ giữ riêng Chúa cho mình nhưng cùng chia sẻ niềm vui ơn cứu rỗi đó cho mọi người xung quanh.
Lạy Chúa, trong Mùa Vọng này, xin Chúa ban cho mỗi người chúng con tâm tình sốt sắng đón nhận Chúa đến để sự bình an của Chúa thực sự ngự trị trong tâm hồn chúng con. Lạy Chúa, như xưa Mẹ Maria đã đem Chúa đến cho bà chị họ là bà Isave, thì nay xin Chúa cho chúng con luôn biết hăng say đem Chúa đến cho mọi người qua cuộc sống hiền hòa, yêu thương, tha thứ trong niềm tin yêu hy vọng và lạc quan, vì Chúa đến và vui thích ở giữa dân Người. Amen.
(Trích trong ‘Suy Niệm Phúc Âm Hằng Ngày’ - Radio Veritas Asia)
SUY NIỆM 2: Ðức Maria Gương Mẫu Của Niềm Tin
Mẹ Têrêsa Calcutta kể lại: Một hôm Mẹ đến thăm một nhà thương Anh Quốc rất tối tân, khung cảnh và các phòng ốc của nhà thương khang trang sáng sủa, trang bị đủ mọi thứ máy móc cùng tiện nghi vô cùng tối tân, tương xứng với số tiền phải trả. Ngoài ra các y tá và nhân viên làm việc trong nhà thương đều nhã nhặn, nhưng Mẹ nhận thấy một điều kỳ lạ và hỏi vị bác sĩ trưởng đang hướng dẫn Mẹ đi thăm nhà thương:
- Thưa bác sĩ, tại sao các người bệnh nhân cứ mỗi lần thấy ai vào là họ cùng đồng loạt quay nhìn về phía cửa vậy?
Câu trả lời của viên y sĩ giám đốc nhà thương rất đơn sơ nhưng thoáng vẻ buồn:
- Dạ thưa, là vì họ luôn luôn chờ đợi một ai đó trong số bà con thân thuộc đến thăm họ nhưng chẳng có ai đến thăm họ bao giờ.
Ngay từ thời khai sinh, Giáo hội đã luôn luôn khuyến khích tín hữu viếng thăm những người già cả, bệnh tật, ốm yếu, các tù nhân, người nghèo khó và tất cả những ai cần sự trợ giúp, an ủi và nâng đỡ, nghĩa là Giáo hội thôi thúc tín hữu thực thi Tin Mừng yêu thương của Chúa Giêsu và nhìn ra gương mặt của Ngài nơi các anh chị em đau khổ và bị bỏ rơi.
Các bài đọc trong Tin Mừng hôm nay mời gọi chúng ta suy tư về con đường nghèo khó, tầm thương và bé nhỏ mà Thiên Chúa đã dùng để đến với nhân loại và các hệ lụy của sự lựa chọn ấy. Chương (5,1-4) sách ngôn sứ Malakia là một lời sấm thuộc loại lời sấm cứu thế, được thánh sử Matthêu nhắc lại trong bài Tin Mừng hôm nay.
Sở dĩ Jérusalem đã không chu toàn sứ mệnh này vì các tội lỗi và bất trung nó đã vấp phạm, khiến cho nó không có khả năng thực hiện nhiệm vụ ấy. Do đó, Thiên Chúa đã chọn một nơi khác xa xôi, bé nhỏ và hẻo lánh không ai ngờ tới. Ðó là làng quê Bethlem, trước đây gọi là Ephata. Ðấng Cứu Thế và dòng tộc của Ngài sẽ bắt nguồn từ đó chứ không phải tại thủ đô Jérusalem hay là một thành phố lớn ở Bethlem. Thiên Chúa chọn gia đình ông Jessé, cha của David và là ông tổ của thánh Joseph bạn với Ðức Trinh Nữ Maria, Người được Thiên Chúa chọn làm Mẹ Ðấng Cứu Thế.
Như thế, Chúa Giêsu Kitô xuất hiện trong dòng lịch sử nhân loại tại làng quê bé nhỏ. Bethlem này cách xa khung cảnh huy hoàng vĩ đại của các thành phố lớn thuộc các đế quốc vùng Trung Ðông. Ngài đã bước vào gia đình nhân loại như một trẻ thơ bé bỏng yếu đuối, trong một gia đình thường dân khác.
Tuy nhiên trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa không có gì là tình cờ cả, các lựa chọn ngược đời ấy của Thiên Chúa như: làng quê Bethlem, cuộc sống khiêm tốn, điều kiện lúc bé bỏng, sự mỏng dòn yếu đuối của con người đều tham dự vào sự cao cả và quyền năng vô cùng của Thiên Chúa, bởi vì Ðấng xuất thân từ đó sẽ thống trị mọi dân nước và cai trị với chính uy quyền của Thiên Chúa toàn năng và sẽ đem lại an bình cho nhân loại. Kiểu cách lựa chọn ngược đời và các nẻo đường lạ lùng Thiên Chúa dùng để thực hiện chương trình cứu độ lại càng nổi bật hơn trong trình thuật Tin Mừng theo thánh Luca (Lc 1,39-48).
Maria một thiếu nữ vô danh, con của một gia đình làng quê Nazareth được Thiên Chúa lựa chọn làm người cưu mang Ðấng Cứu Thế, Con của Ngài. Phước lành Thiên Chúa ban cho toàn thể nhân loại. Trong dòng lịch sử thế giới và lịch sử nhân loại, Thiên Chúa đã ban cho con người không biết bao nhiêu là phước lành, nhưng phước lành cao quí và trọng đại nhất là Ngài đã ban chính Chúa Giêsu Kitô, Ðấng Cứu Thế cho nhân loại.
Lời chào của bà Elizabeth khi thấy Trinh Nữ Maria đến thăm mình và lời kinh chúc tụng của Trinh Nữ Maria đều khen đến cách thế Thiên Chúa lựa chọn con đường dẫn Ngài đến cuộc gặp gỡ cứu độ loài người. Con đường bé nhỏ nghèo nàn, khiêm tốn và kín nhiệm. Nhiều người không chịu được ý tưởng Con Thiên Chúa phải nhập thể làm người trong lòng một phụ nữ, và mở mắt chào đời từ cung lòng của một bà mẹ. Do đó, câu chào của bà Elizabeth: "Em ơi,Em thật có phúc hơn mọi người phụ nữ và Giêsu con em được chúc phúc" khiến cho họ khó chịu.
Nhưng đây là một sự thật, một sự thật lịch sử minh chứng cho thấy tất cả cái nghiêm trọng của biến cố Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa đã nhập thể làm người và sinh ra từ cung lòng của một người đàn bà trong gia đình nhân loại. Hoa trái tuyệt diệu ấy, Người Con ấy đã do hoạt động và quyền năng của Chúa Thánh Thần nên đã được cưu mang trong cung lòng của Trinh Nữ Maria.
Nhưng cũng như bất cứ bào thai nào khác, con người được sinh ra trên trần gian đều gắn liền với thịt xác, máu huyết của bà mẹ. Và để nhập thể làm người, Con Thiên Chúa đã cần đến cung lòng của một bà mẹ. Trinh Nữ Maria đã không tiếp nhận Ngôi Lời trong linh hồn mình. mà đã tiếp nhận Ngài trong chính thân xác mình, trong chính cung lòng của mình. Và Chúa Giêsu hoa trái tuyệt diệu của ơn cứu rỗi ấy đã trở thành một bào thai, nhận chịu mọi luật lệ tâm sinh vật lý của một bào thai. Thân hình, lớn lên, phát triển trong thời gian, giãy dụa đợi chờ trong lòng Mẹ, được Mẹ nuôi nấng bằng chính máu huyết của Bà như bất cứ một thai nhi nào khác. Sự kiện Con Thiên Chúa nhập thể làm người lớn lên từ từ ấy tỏ hiện rõ ràng qua hình ảnh cụ thể tròn trịa của bụng mẹ mình ngày càng lớn lên trong thời gian.
Hoa trái gợi lên trong tâm trí chúng ta hình ảnh thực phẩm để hưởng nếm, để ăn, bồi bổ và nuôi sống. Hoa trái phát sinh từ sự sống và diễn tả sự sống, nó có nhiệm vụ dưỡng nuôi sự sống và không thể có sự sống mà không có hoa trái.
Sự kiện Chúa Giêsu là hoa trái, là bào thai, là sự sống lớn lên trong cung lòng Mẹ Maria, chứng minh Thiên Chúa không phải là một lý thuyết, một tư tưởng hay một giả thuyết. Thiên Chúa cũng không phải là một luận lý mà Ngài là một hoa trái Thiên Chúa ban để dưỡng nuôi, để cứu thế giới này khỏi chết đói. Mẹ Maria đã không nói nhiều mà chỉ im lặng sống cuộc đời bé nhỏ, thầm lặng, ẩn dật, cưu mang Chúa Giêsu trong lòng rồi hiến dâng Ngài cho chúng ta. Sự phong phú không cần lời, ánh sáng không cần lời nói và sự sống với hơi thở và nhịp đập của con tim chính là sứ điệp. Khi tâm hồn càng trống rỗng khô cằn bao nhiêu thì con người càng nhiều người và gây nhiều tiếng động bấy nhiêu.
Kitô hữu là người mang Chúa Kitô trong tâm hồn, nhưng chúng ta chỉ có thể cưu mang Chúa Kitô phong chức và hữu hiệu như Mẹ Maria khi chúng ta biết sống khiêm tốn bé nhỏ, yêu thích chọn lựa con đường và kiểu cách sống bé nhỏ của Thiên Chúa như một tôi tớ, như người khiêm hạ. Kiểu cách chọn lựa con đường gặp gỡ và cứu rỗi nhân loại trên đây cũng được nêu bật trong thư gởi giáo đoàn Do Thái hay diễn từ về chức linh mục của Chúa Giêsu.
Biến cố Chúa Giêsu Con Thiên Chúa Nhập Thể làm người là một biến cố trọng yếu và là trung tâm điểm của lịch sử cứu độ, bởi vì nó mở cửa ra một kỷ nguyên mới, nó vượt xa quan niệm cũ của Do Thái giáo để liên hệ giữa Thiên Chúa và thế giới, giữa con người và Thiên Chúa. Do Thái giáo đóng khung các liên hệ này trong đền thánh, trong việc dâng cúng các lễ vật và tuân giữ luật lệ, mặc dầu các sinh hoạt này đã có nhiệm vụ và vai trò rất ít quan trọng trong lịch sử cuộc sống tinh thần của dân tộc Israel, Chúa cũng không thể trao ban ơn cứu độ cho con người. Nếu muốn được ơn cứu độ, con người phải tìm trở về với chương trình mà Thiên Chúa đã có đối với nó ngay từ thời tạo dựng, nghĩa là trước khi con người phạm tội.
Cần phải nhận biết Thiên Chúa và thánh ý Ngài, và lấy đó làm trung tâm lịch sử đời mình và lịch sử cứu rỗi. Cần phải qui hướng cuộc sống của mình theo chương trình và ý muốn của Thiên Chúa và hoán cải trở về với Ngài. Thái độ sống này đòi buộc chúng ta không được tách khỏi cuộc sống lòng tin ra khỏi các sinh hoạt thường ngày. Bởi vì chúng ta không chỉ là Kitô hữu khi cử hành các nghi lễ phụng vụ mà thôi, nhưng là trong suốt ngày sống, trong mọi công việc khác nhau. Tách rời cuộc sống lòng tin khỏi các sinh hoạt và cung cách hành xử thường ngày là chúng ta khước từ việc tin nhận biến cố Nhập Thể của Chúa Giêsu. Bởi vì khi Nhập Thể, Chúa Giêsu chấp nhận qui hướng toàn cuộc sống của Ngài theo thánh ý của Thiên Chúa Cha: "Này Con xin đến để thực thi ý Cha". Và Chúa Giêsu đã sống mọi giây phút đời mình dưới ánh sáng chương trình của Thiên Chúa. Như vậy, khi biết noi gương Chúa Giêsu sống tinh thần nhập thể trọn vẹn ấy, là chúng ta đón nhận sứ điệp Giáng Sinh đúng đắn và trọn vẹn nhất vậy.
(Trích trong ‘Suy Niệm Phúc Âm Hằng Ngày’ - Radio Veritas Asia)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét