Chúa Nhật IV Mùa Chay Năm B
|
BÀI ĐỌC I: 2 Sb 36, 14-16. 19-23
"Cơn thịnh nộ và lòng từ bi của Chúa được
tỏ bày qua sự lưu đày và giải phóng của dân tộc".
Trích sách Sử Biên Niên quyển thứ hai.
Trong những ngày ấy, tất cả những đầu mục tư
tế và dân chúng đều bất trung, bắt chước những sự ghê tởm của các dân ngoại. Họ
làm dơ bẩn đền thờ Chúa đã được Chúa thánh hoá tại Giêrusalem.
Chúa là Thiên Chúa tổ phụ họ, đã luôn luôn đêm
ngày sai sứ giả đến với họ, vì Người thương xót dân Người và đền thờ của Người.
Nhưng họ nhạo báng các sứ giả Chúa, coi thường lời Chúa, và nhạo báng các tiên
tri, đến nỗi, sau hết, cơn thịnh nộ của Chúa đã đổ lên dân Người, và vô phương
cứu chữa. Quân thù đã đốt đền thờ Chúa, phá huỷ tường thành Giêrusalem, phóng
hoả tất cả các lâu đài và thiêu huỷ mọi đồ vật quý giá. Nếu có ai thoát khỏi lưỡi
gươm, thì bị dẫn về Babylon để làm nô lệ nhà vua và con cái vua, cho đến thời
vua nước Ba-tư thống trị; như thế ứng nghiệm lời Chúa dùng miệng tiên tri
Giêrêmia mà phán, cho đến khi đất nước được mừng ngày Sabbat; vì trong tất cả
những ngày xáo trộn, họ sẽ không giữ được ngày Sabbat trọn bảy mươi năm trường.
Năm thứ nhất triều đại Cyrô, vua xứ Ba-tư, để
lời Chúa dùng miệng tiên tri Giêrêmia phán trước được thực hiện, thì Chúa thúc
đẩy tâm hồn hoàng đế Cyrô, vua xứ Ba-tư, nhà vua ra lệnh truyền rao khắp đất
nước, và ban chiếu chỉ rằng: "Đây hoàng đế Cyrô, vua xứ Ba-tư tuyên bố:
Chúa là Thiên Chúa trời đất đã ban cho trẫm mọi nước trên mặt đất, và chính
Người đã ra lệnh cho trẫm xây cất cho Người một đền thờ ở Giêrusalem trong xứ
Giuđa. Ai trong các ngươi thuộc về dân Chúa? Thiên Chúa sẽ ở với nó, và nó hãy
tiến lên".
Đó là lời Chúa.
ĐÁP CA: Tv 136, 1-2. 3. 4-5. 6
Đáp: Lưỡi tôi dính vào cuống họng, nếu tôi
không nhớ đến ngươi (c. 6a).
Xướng: 1) Trên bờ sông Babylon, chúng tôi ngồi
khóc nức nở, khi tưởng nhớ đến núi Sion. Trên những cây dương liễu miền đó,
chúng tôi treo các cây lục huyền cầm của chúng tôi. - Đáp.
2) Vì nơi này, quân canh ngục đòi chúng tôi
vui vẻ hát lên. Họ giục chúng tôi rằng: "Hãy vui mừng; hãy hát cho chúng
ta nghe điệu ca Sion!". - Đáp.
3) Lẽ nào chúng tôi ca hát ngợi khen Thiên
Chúa trên đất khách quê người? Hỡi Giêrusalem, nếu tôi lại quên ngươi, thì cánh
tay tôi sẽ bị khô đét. - Đáp.
4) Lưỡi tôi dính vào cuống họng, nếu tôi không
nhớ đến ngươi. Nếu tôi không đặt Giêrusalem trên tất cả mọi niềm vui thoả. -
Đáp.
BÀI ĐỌC II: Ep 2, 4-10
"Anh em chết bởi tội và được cứu rỗi bởi
ân sủng".
Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu
Êphêxô.
Anh em thân mến, Thiên Chúa là Đấng giàu lòng
từ bi, vì lòng yêu thương cao cả mà Người đã yêu thương chúng ta, đến nỗi khi
tội lỗi làm cho chúng ta phải chết, thì Người làm cho chúng ta sống lại trong
Đức Kitô, nhờ ơn Ngài mà chúng ta được cứu rỗi; Người đã cho chúng ta được cùng
chung sống lại và đồng ngự trị trên nước trời trong Đức Giêsu Kitô, để tỏ cho
hậu thế được thấy sự phong phú dồi dào của ơn Chúa mà lòng nhân lành Chúa đã
ban cho chúng ta trong Đức Giêsu Kitô? Vì chưng, bởi ơn Chúa, anh em được cứu
rỗi nhờ đức tin. Điều đó không phải do anh em, vì đó là ân huệ của Chúa; cũng
không phải do việc làm, để không ai được tự phụ. Vì chúng ta là thụ tạo của
Người, đã được tạo thành trong Đức Giêsu Kitô, để làm các việc lành mà Chúa đã
dự liệu, hầu chúng ta đem ra thực hành.
Đó là lời Chúa.
CÂU XƯỚNG TRƯỚC PHÚC ÂM: Ga 3, 16
Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi ban Con Một
Mình, để tất cả những ai tin Con Ngài, sẽ được sống đời đời.
PHÚC ÂM: Ga 3, 14-21
"Thiên Chúa đã sai Con Ngài đến để thế
gian nhờ Con Ngài mà được cứu độ".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu nói với Nicôđêmô rằng:
"Như Môsê đã treo con rắn lên ở sa mạc thế nào, thì Con Người cũng sẽ phải
treo lên như vậy, để tất cả những ai tin ở Người, sẽ không bị huỷ diệt, nhưng
được sống đời đời. Vì Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một mình,
để tất cả những ai tin Con Ngài thì không phải hư mất, nhưng được sống đời đời,
vì Thiên Chúa không sai Con của Ngài giáng trần để luận phạt thế gian, nhưng để
thế gian nhờ Con Ngài mà được cứu độ. Ai tin Người Con ấy thì không bị luận
phạt. Ai không tin thì đã bị luận phạt rồi, vì không tin vào danh Con Một Thiên
Chúa; và đây án phạt là sự sáng đã đến thế gian, và người đời đã yêu sự tối tăm
hơn sự sáng, vì hành động của họ xấu xa. Thật vậy, ai hành động xấu xa thì ghét
sự sáng, và không đến cùng sự sáng, sợ những việc làm của mình bị khiển trách;
nhưng ai hành động trong sự thật thì đến cùng sự sáng, để hành động của họ được
sáng tỏ là họ đã làm trong Thiên Chúa". Đó là lời Chúa.
Suy Niệm Tin Mừng của Pm Hoàng
Chúa nhật 4 mùa Chay 2012
CHỈ VÌ YÊU
Suy niệm Lời Chúa CN 4 Chay B-2012
Suy niệm Lời Chúa CN 4 Chay B-2012
Sách Ký Sự (Sử Biên Niên) quyển 2 đã
ghi lại một biến cố kinh hoàng: Thành Giêrusalem thất thủ. Dân Thiên
Chúa bị lưu đày Babylon. Lý do mất nước, mất thành thánh là vì “tất
cả những đầu mục tư tế và dân chúng đều bất trung, bắt chước những sự
ghê tởm của các dân ngoại. Họ làm dơ bẩn đền thờ Chúa đã được Chúa
thánh hóa tại Giêrusalem”. (2 Sb 36, 14)
Từ Babylon lưu đày, dân Chúa vọng về cố hương, về thành thánh. Nỗi nhớ khôn nguôi và có thể có vương chút niềm sám hối:
“Bên dòng sông lờ lững trôi, tôi ngồi mà lòng xa vắng, vì ngàn nỗi nhớ khôn nguôi. Bên dòng sông lỡ lững trôi, cây đàn hờ hững treo, trên cành dương liễu tiêu điều. Sion ơi, nếu bao giờ ta quên ngươi, thì lưỡi ta đây dính trong họng mãi. Sion ơi mà nếu bao giờ ta quên ngươi, thì cánh tay ta sẽ khô bại” (Tv 136)
Từ Babylon lưu đày, dân Chúa vọng về cố hương, về thành thánh. Nỗi nhớ khôn nguôi và có thể có vương chút niềm sám hối:
“Bên dòng sông lờ lững trôi, tôi ngồi mà lòng xa vắng, vì ngàn nỗi nhớ khôn nguôi. Bên dòng sông lỡ lững trôi, cây đàn hờ hững treo, trên cành dương liễu tiêu điều. Sion ơi, nếu bao giờ ta quên ngươi, thì lưỡi ta đây dính trong họng mãi. Sion ơi mà nếu bao giờ ta quên ngươi, thì cánh tay ta sẽ khô bại” (Tv 136)
Dòng sông Babylon năm xưa cũng chẳng
khác gì dòng đời của nhân loại sau lần lầm lỗi của nguyên tổ, cũng
chẳng khác gì dòng đời của mỗi chúng ta trong kiếp lữ hành trần thế với
bao tội lỗi tày trời. Vì thế, cũng có những hạt lệ lã chã bên dòng đời
đắng cay nghiệt ngã, có đớn đau tột cùng vì hậu quả của tội lỗi trầm
đọa thân xác đến tàn tạ rã rời, có tiếc nuối vô vàn về một thời thanh
xuân rạng ngời hương sắc, có nỗi nhớ nhà khôn nguôi của kiếp tha hương,
của kẻ đi hoang hay kẻ bị lưu đày, có những niềm đau tan tác và ước
muốn trở về… Nhưng có hẳn đó là lòng sám hối, hay chỉ là một cảm xúc
thoáng qua trong phút cơ cầu? Có phải một buông bỏ những lời mời gọi
vui chơi trên đất khách quê người hay một lời thề mang tính công khai,
long trọng… đã đủ là sám hối?
Cảm thức về tội lỗi của con người có thể nói là luôn luôn ở trong tình trạng chưa thật chuẩn mực. Bởi bóng tối bao phủ trần gian và làm cho lòng trí con người ra u ám, ngu muội, nên con người luôn hướng chiều về những thực tại hư hèn và có khuynh hướng tự bào chữa. Con người thích bóng tối hơn sự sáng. Bởi vậy, không dễ gì tìm cho được lòng sám hối chân thành. Điều này Thiên Chúa biết rõ chúng ta hơn chúng ta.
Cũng trong dòng đời ấy, có biết bao đổi thay, biết bao biến cố, có biết bao đau thương dập vùi. Và khi đau thương ập đến, con người mới giật mình ngộ ra mình đã đi con đường hư hỏng, con đường chối bỏ hoặc chống lại Thiên Chúa. Thế rối, có một phút hồi tâm... Nhưng, phút hồi tâm ấy, đau khổ ấy, có phải là lòng sám hối đủ để động lòng trời, để có thể níu lòng thương xót của Thiên Chúa xuống?
Cả khi con người nhận ra mình là người quên ơn bất nghĩa vô nghì, tội lỗi bất trung với Thiên Chúa và khao khát trở về thì lòng sám hối chân thành ấy biết thế nào là “sám hối đủ” so với tội lỗi tày trời đã gây ra?
Vâng, tội nhân cần biết tội mình đã phạm lớn lao là chừng nào, và biết sám hối để được khoan dung tha thứ. Rất tiếc, nhiều người chỉ biết mình có tội khi sống chung với bệnh tật, nghèo đói, bất hạnh, khi bị bỏ rơi, khi hoạn nạn, và lòng sám hối bỗng dưng thành một điều kiện để yêu sách lòng thương xót của Chúa. Rất tiếc, lại cũng có nhiều người đang bị ảo giác đạo đức lừa dối chính mình: tưởng rằng mình đã và đang sám hối đủ nên được Thiên Chúa xót thương mà bảo toàn cho thoát khỏi những hoạn nạn.
Đối với Thiên Chúa thì hoàn hoàn khác hẳn. Biết lòng con người, lòng tội nhân khó mà có được chút thực tâm, hoàn hảo, nhưng Lời Chúa hôm nay vẫn gửi đến cho con người một tin vui: không phải vì chúng ta đã sám hối hay sám hối đủ mà được Thiên Chúa thứ tha, nhưng vì lòng thương của Thiên Chúa vô cùng đến nỗi khi con người chưa kịp ngước lên thì Ngài đã cúi xuống.
Chúa Giêsu mạc khải tình thương ấy cho con người khi nói với Nicôđêmô rằng: “Như Môsê đã treo con rắn lên ở sa mạc thế nào, thì Con Người cũng sẽ phải treo lên như vậy, để tất cả những ai tin ở Người, sẽ không bị hủy diệt, nhưng được sống đời đời. Vì Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một mình, để tất cả những ai tin Con Ngài thì không phải hư mất, nhưng được sống đời đời”.(Ga 3, 14-16)
Một tin vui cho con người tội lỗi, tin vui cho những kẻ có lòng sám hối: nhận ra mình có tội và khát khao trở về.
Nhưng lại là một tin vui thật bi tráng: Con Một Thiên Chúa cũng sẽ phải bị treo lên như con rắn đồng thưở Môi-sê: treo trên Thánh Giá.
Hãy ngước nhìn lên Thánh Giá, để thấu hiểu cái gục đầu, cái cúi xuống của tình yêu thương.
Hãy ngước nhìn lên Thánh Giá, để thấu hiểu rằng không vì công đức của ta mà ta được cứu rỗi.
Hãy ngước nhìn Thánh Giá, để thấu hiểu Tin Vui cho nhân loại, cho người tội lỗi, được viết bằng giá máu của Con Thiên Chúa.
Hãy ngước nhìn Thánh Giá, để thấu hiểu rằng tội lỗi ta kinh khủng là chừng nào, và có sám hối bao nhiêu cũng không đủ, và chỉ có cái chết của Con Thiên Chúa mới đánh động được lòng khoan dung tha thứ của Thiên Chúa Cha.
Vâng, không phải cánh hoa đời phù vân của ta bỗng dưng làm nên lịch sử, không phải hạt bụi vô danh của ta bỗng dưng nên tên nên tuổi trong cõi đời đời, nhưng vì tình thương vô cùng của Thiên Chúa đã cho Con Người xuống làm đóa phù dung tàn lụi, làm hạt bụi tan bay, làm xác thân bẻ bàng trên Thánh Giá.
Cảm thức về tội lỗi của con người có thể nói là luôn luôn ở trong tình trạng chưa thật chuẩn mực. Bởi bóng tối bao phủ trần gian và làm cho lòng trí con người ra u ám, ngu muội, nên con người luôn hướng chiều về những thực tại hư hèn và có khuynh hướng tự bào chữa. Con người thích bóng tối hơn sự sáng. Bởi vậy, không dễ gì tìm cho được lòng sám hối chân thành. Điều này Thiên Chúa biết rõ chúng ta hơn chúng ta.
Cũng trong dòng đời ấy, có biết bao đổi thay, biết bao biến cố, có biết bao đau thương dập vùi. Và khi đau thương ập đến, con người mới giật mình ngộ ra mình đã đi con đường hư hỏng, con đường chối bỏ hoặc chống lại Thiên Chúa. Thế rối, có một phút hồi tâm... Nhưng, phút hồi tâm ấy, đau khổ ấy, có phải là lòng sám hối đủ để động lòng trời, để có thể níu lòng thương xót của Thiên Chúa xuống?
Cả khi con người nhận ra mình là người quên ơn bất nghĩa vô nghì, tội lỗi bất trung với Thiên Chúa và khao khát trở về thì lòng sám hối chân thành ấy biết thế nào là “sám hối đủ” so với tội lỗi tày trời đã gây ra?
Vâng, tội nhân cần biết tội mình đã phạm lớn lao là chừng nào, và biết sám hối để được khoan dung tha thứ. Rất tiếc, nhiều người chỉ biết mình có tội khi sống chung với bệnh tật, nghèo đói, bất hạnh, khi bị bỏ rơi, khi hoạn nạn, và lòng sám hối bỗng dưng thành một điều kiện để yêu sách lòng thương xót của Chúa. Rất tiếc, lại cũng có nhiều người đang bị ảo giác đạo đức lừa dối chính mình: tưởng rằng mình đã và đang sám hối đủ nên được Thiên Chúa xót thương mà bảo toàn cho thoát khỏi những hoạn nạn.
Đối với Thiên Chúa thì hoàn hoàn khác hẳn. Biết lòng con người, lòng tội nhân khó mà có được chút thực tâm, hoàn hảo, nhưng Lời Chúa hôm nay vẫn gửi đến cho con người một tin vui: không phải vì chúng ta đã sám hối hay sám hối đủ mà được Thiên Chúa thứ tha, nhưng vì lòng thương của Thiên Chúa vô cùng đến nỗi khi con người chưa kịp ngước lên thì Ngài đã cúi xuống.
Chúa Giêsu mạc khải tình thương ấy cho con người khi nói với Nicôđêmô rằng: “Như Môsê đã treo con rắn lên ở sa mạc thế nào, thì Con Người cũng sẽ phải treo lên như vậy, để tất cả những ai tin ở Người, sẽ không bị hủy diệt, nhưng được sống đời đời. Vì Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một mình, để tất cả những ai tin Con Ngài thì không phải hư mất, nhưng được sống đời đời”.(Ga 3, 14-16)
Một tin vui cho con người tội lỗi, tin vui cho những kẻ có lòng sám hối: nhận ra mình có tội và khát khao trở về.
Nhưng lại là một tin vui thật bi tráng: Con Một Thiên Chúa cũng sẽ phải bị treo lên như con rắn đồng thưở Môi-sê: treo trên Thánh Giá.
Hãy ngước nhìn lên Thánh Giá, để thấu hiểu cái gục đầu, cái cúi xuống của tình yêu thương.
Hãy ngước nhìn lên Thánh Giá, để thấu hiểu rằng không vì công đức của ta mà ta được cứu rỗi.
Hãy ngước nhìn Thánh Giá, để thấu hiểu Tin Vui cho nhân loại, cho người tội lỗi, được viết bằng giá máu của Con Thiên Chúa.
Hãy ngước nhìn Thánh Giá, để thấu hiểu rằng tội lỗi ta kinh khủng là chừng nào, và có sám hối bao nhiêu cũng không đủ, và chỉ có cái chết của Con Thiên Chúa mới đánh động được lòng khoan dung tha thứ của Thiên Chúa Cha.
Vâng, không phải cánh hoa đời phù vân của ta bỗng dưng làm nên lịch sử, không phải hạt bụi vô danh của ta bỗng dưng nên tên nên tuổi trong cõi đời đời, nhưng vì tình thương vô cùng của Thiên Chúa đã cho Con Người xuống làm đóa phù dung tàn lụi, làm hạt bụi tan bay, làm xác thân bẻ bàng trên Thánh Giá.
Vậy, Thánh Giá của Chúa Kitô là Tình Yêu của Thiên Chúa Cha và là ơn cứu rỗi cho chúng ta như Thánh Phaolô đã xác quyết: “Thiên
Chúa là Đấng giàu lòng từ bi, vì lòng yêu thương cao cả mà Người đã
yêu thương chúng ta, đến nỗi khi tội lỗi làm cho chúng ta phải chết,
thì Người làm cho chúng ta sống lại trong Đức Kitô, nhờ ơn Ngài mà
chúng ta được cứu rỗi”. (Ep 2, 4-6)
Lạy Chúa Giêsu, chúng con tạ
ơn Chúa. Tình yêu Chúa làm cho trái tim chúng con thổn thức. Trái tim
chúng con không thể vô cảm, vô tình. Xin cho chúng con cảm nhận hồng ân
cao cả này là: Chúa đang từ trên Thánh Giá, cúi xuống, đặt môi hôn
trên mỗi chúng con, những con người tội lỗi tày trời. Amen
PM. Cao Huy Hoàng, 16-3-2012
KHIÊM HẠ VÀ THÀNH THẬT (2009)
Chúa Nhật 4 Chay B
Chúa Nhật 4 Chay B
Mẹ bảo Tý
ra vườn hái cho mẹ mấy trái ớt. Tý nhìn ra ngoài, trời tối đen như
mực. Tý nói: “Tối lắm mẹ ơi. Con sợ ma lắm”. “Không có ma đâu con, có
Chúa ở ngoài ấy mà”. Tý đứng cửa nói ra ngoài: “Chúa ơi, nếu có Chúa
ngoài ấy, xin hái giùm con mấy trái ớt. Tối quá con sợ lắm!”
Tý sợ
bóng tối. Lúc còn nhỏ, ai cũng sợ bóng tối. Không hiểu tại sao, khi
lớn lên một chút, người ta không còn sợ bóng tối nữa, người ta lại
thích bóng tối. Học sinh lớp 9, lớp 10 thời nay đã biết hò hẹn nơi bóng
tối. Thanh niên nam nữ thích quán cà phê mờ mờ tối tối. Người trung
niên thích không cho ai thấy mình, biết mình làm gì. Người thích trốn
mình trong cõi riêng của mình, người thích không ai xen vào chuyện
tăm tối của mình...
Cũng vậy,
khi còn là trẻ nhỏ, rất thành thật, đến nỗi, người ta nói “ra đường
hỏi bà già, về nhà hỏi con nít”. Đúng vậy, con nít chưa biết nói dối.
Thế nhưng, khi lớn lên, hơi có tí trí khôn, người ta lại không còn thích
nói thật nữa. Người ta thích nói dối. Cho dẫu là “bưng trước, ló sau,
bịt đầu ló đuôi”, người ta vẫn thích dối.
Sự dối
trá nào cũng có nguyên do đen tối của nó vì bị thống trị bởi tính kiêu
ngạo lớn lao trong lòng. Khiêm tốn thì thật thà. Kiêu ngạo thì gian
ngoa xảo trá. Kiêu ngạo là mối tội đầu dẫn đến muôn ngàn tội lỗi khác.
Cả Ông
Nicôđêmô trong câu chuyện Phúc âm hôm nay cũng thích bóng tối. Ông đến
gặp Chúa Giêsu ban đêm. Ông không đến gặp Chúa ban ngày, vì sợ người
ta thấy, sẽ ảnh hưởng đến chức quyền của ông ta. Nhân cơ hội nầy, Chúa
Giêsu cho ông biết, chính Ngài là ánh sáng, là sự thật. Muốn sống với
Ngài, phải sống trong sự thật, bước đi trong ánh sáng..
Một sự thật đã được mạc khải cho người Do Thái, đó là “Thiên
Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người
thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời”. (Ga 3,16)
Người Do Thái không chấp nhận sự thật nầy, vì Con Thiên Chúa đang làm đảo lộn cái cuộc sống gian dối của họ. Con Thiên Chúa đang nhìn thấy sâu thẳm cõi lòng họ, cõi lòng đầy kiêu căng tăm tối, nơi ẩn nấp bao điều ám muội. Con Thiên Chúa đang yêu thương họ, muốn thay đổi cuộc đời họ nên tốt hơn. Họ không nhận ra. Ngược lại, họ còn cho rằng Ngài kết án họ. Một lần nữa Chúa Giêsu tha thiết tỏ cho biết lòng thương của Người:
Người Do Thái không chấp nhận sự thật nầy, vì Con Thiên Chúa đang làm đảo lộn cái cuộc sống gian dối của họ. Con Thiên Chúa đang nhìn thấy sâu thẳm cõi lòng họ, cõi lòng đầy kiêu căng tăm tối, nơi ẩn nấp bao điều ám muội. Con Thiên Chúa đang yêu thương họ, muốn thay đổi cuộc đời họ nên tốt hơn. Họ không nhận ra. Ngược lại, họ còn cho rằng Ngài kết án họ. Một lần nữa Chúa Giêsu tha thiết tỏ cho biết lòng thương của Người:
“Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của
Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế
gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ”. (Ga 3,17)
Thân phận của Con Thiên Chúa còn bị
ngược đãi tệ bạc hơn các tiên tri, hay ngôn sứ trong quá trình Thiên
Chúa mạc khải cho dân người: “Đức Chúa, Thiên Chúa của tổ tiên họ
vẫn không ngừng sai sứ giả của Người đến cảnh cáo họ, vì Người hằng
thương xót dân và thánh điện của Người. Nhưng họ nhạo cười các sứ giả
của Thiên Chúa, khinh thường lời Người và chế giễu các ngôn sứ của
Người, khiến Đức Chúa bừng bừng nổi giận mà trừng phạt dân Người đến vô
phương cứu chữa”.(2 Sb 36,15-16)
Việc làm của Thiên Chúa là thể hiện
tình yêu thương cho con người. Tình yêu thương ấy nơi Người Con Chí
Ái, là Đức Giêsu. Ngài đến để canh tân đời sống con người, để nối lại
tương quan với Thiên Chúa, để cứu con người ra khỏi bóng tối u mê lầm
lạc của tội lỗi, sự chết và ban cho con người sự sống muôn đời.
Nhìn lại những tuần mùa chay, chuẩn bị
cho Đại Lễ Phục Sinh, Lời Chúa cho thấy Đức Kitô đang làm mới mọi sự:
phải chiến đấu và chiến thắng các chước cám dỗ để có một địa đàng
mới; khái niệm mới về hạnh phúc đến từ sự thương khó; phải thanh tẩy
tâm hồn, thanh tẩy cách giữ luật, thanh tẩy cách thờ phượng, nhờ vào
chính Ngài là Lề Luật mới, Đền Thờ mới; và hôm nay, nhắc lại kỷ niệm
đau thương của một dân Do Thái bị rắn cắn chết trong sa mạc, Ngài tha
thiết cho thấy lòng Chúa Cha yêu thương, đến nỗi.... chính Ngài phải
làm “con rắn mới” chịu treo lên “Như ông Mô-sê đã giương cao con
rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy, để
ai tin vào Người thì được sống muôn đời” (Ga 3, 14-15).
Tin vào Đức Giêsu Kitô, là khiêm tốn
nhìn nhận sự thât, tôn trọng sự thật, yêu mến sự thật, sống trong sự
thật. Tin vào Đức Kitô là loại trừ sự kiêu căng giả dối, loại trừ
những hành vi ám muội, loại trừ những ẩn nấp mạo danh.
Đức Kitô khiêm hạ, yêu thương. Lòng
klhiêm hạ và tình thương của Ngài như mặt trời công chính, tràn ánh
sáng chân lý chiếu soi- ánh sáng của tình thương và ơn cứu độ. Ngài
muốn chúng ta nhìn vào ánh sáng của Ngài mà bước đi.
“Bước đi về hướng Mặt Trời,
tôi không nhìn thấy bóng tôi
Bước quay lưng với Mặt trời,
tôi nhìn thấy bóng tôi trước mặt.
Tôi mãi nhìn vào bóng tôi mà bước.
Bước đi và gieo mình xuống vực
-lúc nào, tôi không biết, không hay”
tôi không nhìn thấy bóng tôi
Bước quay lưng với Mặt trời,
tôi nhìn thấy bóng tôi trước mặt.
Tôi mãi nhìn vào bóng tôi mà bước.
Bước đi và gieo mình xuống vực
-lúc nào, tôi không biết, không hay”
Người kiêu ngạo, đồng thời cũng dối
trá. Người muốn tìm thấy cái bóng vinh quang của mình. Người bị cái
bóng vinh quang của mình dẫn đi, rơi xuống vực. Ai muốn tìm thấy cái
bóng của mình, sẽ quay lưng lại với Chúa Giêsu. Ai muốn thấy đường đi,
sẽ quay mặt về phía Mặt Trời, về phía Đức Giêsu, sẽ bỏ cái bóng của
mình sau lưng, để bước đi trong ánh sáng. Tin vào Đức Kitô còn là hy
sinh mọi niềm tin vào bất kỳ một đối tượng nào khác, kể cả chính mình.
"Những ai sống theo sự thật, thì đến cùng ánh sáng".
Sống theo sự thật của Chúa Giêsu là sống tinh thần khiêm hạ.
Sống theo sự thật của Chúa Giêsu là sống tinh thần khiêm hạ.
Bóng đêm đang bao phủ giữa ban ngày,
lúc ta có những ý hướng bất chính trong khi thực hiện các việc đạo
đức. Tội kiêu ngạo trong ta không cho phép ta làm người bé nhỏ, tồi
tệ, thấp hèn, nhưng bắt ta tự khẳng định là ta đã trưởng thành, đạo
đức, cao cả. Cứ thế, nó dắt dìu nâng đỡ ta đi trong cái chủ quan tốt
thật dễ thương- như đi giữa ban ngày, mà thật là đang ẩn nấp dưới bóng
đêm.
"Những ai sống theo sự thật, thì đến cùng ánh sáng".
Những tổ chức rầm rộ, rực rỡ ánh sáng
bên ngoài có thật sự là để tôn vinh Chúa hay là để thỏa mãn cái tính
thích hơn người của mình! Những người làm công tác tông đồ giáo dân
đang làm vì thích làm hay làm vì việc phải làm như tôi tớ vô ích của
Chúa! Những người rao giảng Tin mừng, các giáo lý viên có thể đang bị
“tri thức hóa” thành những “kinh sư” thời đại mới, thay vì phải là những
người rao giảng bằng chính đời sống tin mừng... Bà Mẹ Công Giáo cần
phải là bà mẹ công giáo ở nhà mình trước khi là bà mẹ công giáo ở
những tổ chức, cơ cấu giáo xứ... Tất cả việc đạo đức, kể cả việc phụng
vụ, cũng đều có thể có ngõ luồn vào của những bóng đêm, vì sự kiêu
ngạo và gian dối. Mỗi sự gian dối nhỏ đều là con đường dẫn đến tội
nghịch cùng Thiên Chúa chân thật. Cần tẩy sạch sự gian dối trong
lòng mới đến được với ánh sáng cứu rỗi của Con Thiên Chúa. Nơi Ngài,
không có gì là gian dối, không có lòng kiêu ngạo.
Satan, con rắn, tội kiêu ngạo ngày xưa đã đưa nguyên
tổ vào bóng tối trầm luân của sự chết. Con người bị ảnh hưởng của tội
đã hướng chiều về bóng tối để thỏa mãn lòng kiêu ngạo của mình.
Đức Giêsu, Con Thiên Chúa khiêm tốn chấp nhận “làm con rắn” mới, khiêm tốn để người ta treo lên, chỉ với một ước mong, một thông điệp gửi đến toàn thể nhân loại: “ai tin vào Người thì được sống muôn đời”
Đức Giêsu, Con Thiên Chúa khiêm tốn chấp nhận “làm con rắn” mới, khiêm tốn để người ta treo lên, chỉ với một ước mong, một thông điệp gửi đến toàn thể nhân loại: “ai tin vào Người thì được sống muôn đời”
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con
khiêm tốn mà nhận ra rằng: lòng kiêu ngạo và sự dối trá đã khống chế
chúng con lâu nay. Chính con rắn kiêu ngạo trong chúng con đã xóa mờ
cảm thức của chúng con về tội lỗi, đã bày vẽ cho chúng con cách nói
dối chuyên nghiệp, cách chạy tội tinh vi, đã cho chúng con vui sống
trong sự bằng an giả tạo, đã khiến chúng con bất cần đến ơn thứ tha, đã
chiêu đãi chúng con những bữa tiệc đời chóng qua hào phóng, đã bắt
chúng con quay lưng lại với Chúa mà bước đi theo cái bóng vinh quang
của mình... Con rắn kiêu ngạo trong chúng con đã đẩy chúng con vào chỗ
chết muôn đời.
Trong lúc khốn cùng của chúng con, chúng con tin Lời Chúa dạy “Thiên
Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người
thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời”. (Ga 3,16) và lời giáo huấn của Thánh Phaolô:
“Nhưng Thiên Chúa giàu lòng thương xót và rất mực yêu mến chúng ta,
nên dầu chúng ta đã chết vì sa ngã, Người cũng đã cho chúng ta được
cùng sống với Đức Ki-tô. Chính do ân sủng mà anh em được cứu độ! Người
đã cho chúng ta được cùng sống lại và cùng ngự trị với Đức Ki-tô
Giê-su trên cõi trời”. (Ep 2,4-6)
Lạy Chúa Giêsu, chúng con ngước nhìn
lên Thánh Giá Chúa, với niềm tin, với lòng thống hối chân thành, với
lòng biết ơn Chúa Giêsu khiêm hạ. Vì Thánh Giá Chúa, vì ơn cứu chuộc
của Chúa, vì lòng thương xót vô cùng của Chúa, xin hãy tha thứ và cứu
rỗi chúng con khỏi chết muôn đời. A men.
Pm. Cao Huy Hoàng, mùa chay 2009
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét